Chuyện công sở: “Tôi đi tìm việc, chứ không xin việc”

“Ra trường xin việc ở đâu vậy em?”, “Giỏi nhỉ, mới đó mà xin được việc rồi”, “Em đến đây để xin việc ạ!”….. Đây là những câu nói phổ biến mà chúng ta vẫn thường xuyên nghe đúng không nào? Và có bao giờ bạn ngẫm nghĩ nó có gì đó không ổn hay không nhỉ?

Chuyện công sở: “Tôi đi tìm việc, chứ không xin việc”

Trong từ điển Tiếng Việt Việt Nam, “xin” có nghĩa là ngỏ ý mong người khác cho cái gì hoặc cho phép làm điều gì trong khi “tìm” được hiểu là cố làm sao lấy được, có được một cái gì đó. Như vậy, về căn bản theo ý nghĩa từ ngữ, “xin việc” không giống “tìm việc”. Nếu “xin việc” là hành động ngỏ ý với nhà tuyển dụng để có thể có được công việc đó thì “tìm việc” là hành động chúng ta kiếm và lựa chọn một trong số nhiều công việc sao cho phù hợp với bản thân. Trên thực tế, Chúng ta đang tìm việc chứ không phải xin việc!

Trong thị trường lao động rộng lớn, luôn tồn tại cầu nối nơi hoà hợp giữa những điểm tương đồng, sự phù hợp giữa những gì ứng viên có (chất xám, năng lực và sự gắn bó, mức độ cống hiến, đam mê công việc, …) và những gì nhà tuyển dụng cần (sự phát triển của công ty, lợi nhuận, …). Hay nói cách khác, đó là một mối quan hệ hai chiều  tác động qua lại lẫn nhau một cách chặt chẽ, nơi thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích khác nhau của đối phương. Người ta nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!”. Chỉ khác nhau một tí xíu về cách dùng từ thôi, cũng có thể để lại những hệ quả nhỏ bé đến nghiêm trọng. Tương tự, khi có sự khác nhau về mức độ uy thế giữa hai khái niệm “xin” và “tìm” sẽ nảy sinh ra những vấn đề, vì vậy chúng ta cần thiết phải sử dụng đúng từ ngữ.

Tâm thế “xin việc” khiến chúng ta yếu thế, nhỏ bé

Một hiện tượng có thể thấy rõ đó là khi chúng ta tự mặc định chúng ta đang “xin việc”, chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta yếu thế, dường như đang khát khao thứ gì đó lớn lao và mong muốn được chấp nhận. Và những nhà tuyển dụng là những bề trên, người làm chủ còn chúng ta phải giữ thái độ khép nép, chịu mọi sự bố trí, sắp đặt của họ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm và không thể hiện được hết khả năng của bản thân trong công việc, điển hình là trong những buổi phỏng vấn. Điều đó ngăn cản chúng ta tiến gần hơn với đam mê, con đường sự nghiệp của mình.

Phần đông chúng ta, nhất là sinh viên mới ra trường, thường lựa chọn cách khúm núm, kiêng nể và khiêm nhường, cố gắng tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng dưới thái độ ngoan hiền, lễ phép. Đúng là chúng ta luôn phải giữ thái độ kính trên nhường dưới đối với các vị tiền bối, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn xem họ quá to lớn và uy thế. Điều đó sẽ vô tình làm giảm giá trị của chúng ta. Mối quan hệ giữa ta và nhà tuyển dụng là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, không một ai phải ban ân huệ cho ai. 

Tâm thế “xin việc” làm lệch lạc nhận thức, cách nhìn

Vấn đề tiếp theo đó chính là sự hình thành trong nhận thức, tư duy một bộ phận người Việt bị động, phụ thuộc. Từ lâu đã hình thành trong tâm trí người Việt quan niệm người có tiền là có quyền, và chúng ta cho doanh nghiệp – những người có tiền, có số vốn và có thể chi trả thu nhập hàng tháng để chúng ta trang trải cuộc sống – cái quyền ưu tiên hơn, được phép đánh giá, phán xét chúng ta như một người đầy tớ, “làm công ăn lương”. Thực chất, khoản tiền lương ấy chỉ là công cụ trao đổi, trung gian thanh toán mua bán chất lượng lao động là chất xám hoặc công sức, thời gian của chúng ta, chứ không phải là thứ có thể quyết định vị thế và quyền hạn. Chúng ta sẽ dễ dàng thỏa hiệp với những yêu cầu của đối phương trong khi nó chưa thực sự tối ưu hoá công bằng giữa hai bên. Và điều đó còn nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực như chán nản, thất vọng, cam chịu và liên tục kêu than về thế giới này. Hậu quả là người đi làm thường xuyên cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại và “nhảy việc” là một trào lưu phổ biến hiện nay mà nguyên do sâu xa của nó xuất phát từ vấn đề sử dụng ngôn từ này.

Thay vì chúng ta sử dụng khái niệm “xin việc” như một điều tất yếu, hãy tìm lại sự công bằng cho thị trường lao động!

Thị trường việc làm hiện nay đã có nhiều điều đổi khác. Thế giới luôn vận hành và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sinh ra và lớn lên giữa thời đại công nghệ 4.0 đột phá và nhiều thay đổi đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thiện và tạo cho bản thân những năng lực nổi bật. Đồng thời, chúng ta phải tạo vị thế riêng cho mình trong chính tiếng nói của mình! Dám lên tiếng và dám khẳng định, từ những điều nhỏ nhặt nhất và trong tuyển dụng cũng là một điều quan trọng. Tuyển dụng là cơ hội về việc làm, nhưng nó cũng phản ánh cơ hội phát triển của doanh nghiệp và quyền lợi của bạn. Đôi khi chính thái độ thẳng thắn, nhưng biết chừng mực của bạn lại là một điểm cộng khá khen trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

Tuy nhiên, để tạo được sự công bằng cũng như tiếng nói bản thân có giá trị, hãy tạo ra giá trị cho bản thân trước. Trau dồi, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sẽ giúp chúng ta tự tin thể hiện khả năng và đề đạt mong muốn, nguyện vọng của bản thân và mức lương, định hướng về công việc mà bạn ứng tuyển. Chúng ta bán sức lao động của chính mình để đổi lại mức lương, chế độ phúc lợi tương xứng. Do đó, đừng quá đề cao bản thân, không được kiêu căng, ngạo mạn và cũng đừng hạ thấp giá trị bản thân mình như đang đi xin xỏ một thứ gì đó. Nếu không có những người lao động như bạn, doanh nghiệp cũng không thể độc quyền vận hành và lớn mạnh.

Một doanh nghiệp tốt sẽ là người bạn cùng đồng hành với bạn, tôn trọng bạn chứ không phải bề tôi hay giai cấp thống trị có thể chèn ép bạn. Mối quan hệ cân bằng sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của cả bạn và công ty. Nếu bạn là người tìm việc, hãy hành động và thể hiện đúng bản chất của “tìm việc”, tức là xem xét mức độ phù hợp giữa năng lực bạn có và cái doanh nghiệp cần. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, hãy tôn trọng ứng viên và tạo mối quan hệ công bằng để cùng đồng hành, cộng tác phát triển. 

— HR Insider —

4 Dấu hiệu “mách” bạn nên đi tìm một công việc mới

Có những thời điểm bạn bắt đầu công việc một cách uể oải và mệt mỏi. Đó không phải là tâm trạng nhất thời bởi nó liên tiếp diễn ra trong chuỗi ngày dài và chính bản thân bạn cũng cảm thấy không còn bất cứ động lực, mục tiêu nào cho công việc nữa. Đó là khi bạn nên bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về việc nên đi tìm một công việc mới.

4 Dấu hiệu “mách” bạn nên đi tìm một công việc mới

Dưới đây là 4 dấu hiệu “mách” bạn điều ấy. 

Không còn niềm vui với công việc 

Thực ra, đôi khi bạn mệt mỏi và cảm thấy không còn cảm hứng khi làm việc là cảm xúc hết sức bình thường. Nhưng, không phải bất cứ khi nào bạn mệt và uể oải là lại đi tìm công việc mới. Nó chỉ thực sự trở thành một dấu hiệu của “burn out” khi tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, bạn thực sự không còn năng lượng cho công việc, không còn muốn sáng tạo, không còn muốn tạo thêm nhiều giá trị mới mẻ từ công việc đó nữa. Điều đó thực sự nguy hiểm, đặc biệt là khi bạn vẫn còn trẻ. 

Bạn không tìm được tiếng nói chung 

Nhiều người không cho rằng đây là điều quan trọng. Chỉ đến khi bạn tranh cãi với đồng nghiệp, bạn không thể triển khai công việc của mình vì nó không cùng quan điểm với sếp, định hướng phát triển của phòng ban không giống với định hướng phát triển của bạn… Lâu dần, điều đó khiến bạn ức chế và không muốn làm việc, không muốn thể hiện quan điểm riêng, luôn làm việc trong tâm trạng buồn bực và thậm chí là “phát điên” vì không tìm được tiếng nói chung. Điều này cực kỳ đáng báo động vì nếu làm việc mà không được thể hiện cá tính và quan điểm riêng thì rất khó để bạn thăng tiến được trong môi trường đó. 

Một điều nữa cũng rất đáng lưu tâm là bạn có thực sự cảm thấy thoải mái và cảm thấy phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều có những nét văn hóa riêng, từ cách ứng xử giữa nhân viên – nhân viên, nhân viên – cấp trên… đến giá trị cốt lõi, tầm nhìn… Nếu làm việc đã lâu nhưng bạn cảm thấy khó để hòa nhập và trở thành một phần làm nên bản sắc của công ty thì có lẽ đó chưa phải là nơi mà bạn thuộc về. 

Bạn không nhìn thấy tương lai của mình trong chính công việc mình đang làm 

Bạn có chấp nhận việc nhiều năm liền đi làm nhưng cả chuyên môn lẫn kỹ năng đều dậm chân tại chỗ? Không có một quy chuẩn nào yêu cầu sau bao nhiêu năm đi làm phải lên quản lý, phải lên lãnh đạo. Nhưng  nếu sau bao nhiêu năm đi làm mà giá trị của bản thân không tăng thì nên xem xét lại 2 vấn đề: 1 là chính mình và 2 là nơi mình đang làm việc. ‘

Một công việc và một nơi làm việc triển vọng luôn tạo cơ hội cho nhân viên được phát triển, hoặc là đa năng và đa nhiệm, hoặc là phát triển chuyên môn ngày càng sâu hơn. Công việc nhàn rỗi, không tạo cho bạn nhiều cơ hội để trưởng thành hơn thì đó chưa phải là công việc tốt. Công việc mà ở đó không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bạn sẽ tốt hơn hoặc được thăng tiến thì đó chưa phải là công việc để gắn bó lâu dài. Nếu bạn thật sự muốn tìm một tương lai triển vọng hơn, được cọ xát nhiều hơn và hướng đến những vị trí cùng mức lương cao hơn thì nên nghĩ đến việc thay đổi công việc hoặc môi trường làm việc mới. 

Sự đóng góp của bạn bị cho là “vô hình” 

Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh và trải qua cảm giác luôn nỗ lực, luôn cố gắng nhưng lại chưa được công nhận? Những sáng kiến của bạn được sử dụng nhưng bản thân bạn lại không được ghi nhận. Những đóng góp của bạn có ý nghĩa nhưng cấp quản lý và công ty dường như lại “ngó lơ”. 

Tất nhiên, việc chúng ta tạo ra giá trị đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và nghĩa vụ của bất cứ nhân viên nào. Song, người lao động và đơn vị tuyển dụng làm việc trên nguyên tắc win – win, nếu làm tốt cũng cần được ghi nhận tốt. Không phải cứ có bất cứ đóng góp nào là chúng ta cũng lại đề cập đến “tăng lương”, “xét thưởng”. Nhưng rõ ràng, nếu bạn cần mẫn làm và cống hiến nhưng lương không tăng, sếp không khích lệ tinh thần, công ty không có những đãi ngộ phù hợp… thì với năng lực và tâm huyết đó, bạn có thể tìm được một nơi làm việc công nhận và thực sự trân trọng giá trị của bạn. 

Hiện nay, đặc biệt là những bạn trẻ hay chưa lập gia đình thường có suy nghĩ khá thoáng đối với vấn đề “nhảy việc”. Một phần vì các bạn trẻ, ít áp lực hơn về vấn đề tài chính. Một phần vì các bạn cần có nhiều môi trường để cọ xát để rồi tìm được một nơi thực sự phù hợp với mình. Song, cũng cần phân biệt rất rõ ràng việc tìm một nơi làm việc mới thật sự phù hợp với việc “thích thì nghỉ”, nghỉ vì không thích nữa. Làm việc ở đâu cũng thế, sẽ có những bất cập và những thuận lợi. Không nên chỉ vì những cảm xúc rất chủ quan tạm thời mà liên tục thay đổi công việc bởi bạn biết đấy, các nhà tuyển dụng cũng rất ái ngại khi tiếp nhận một CV mà ứng viên làm ở quá nhiều công ty trong thời gian ngắn. 

Sau cùng, nhảy việc là quyết định của chính chúng ta. Mong rằng bạn sẽ luôn thật bình tĩnh và thấu suốt, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố và tìm hiểu cặn kỹ các vấn đề trước khi chuyển đến một nơi làm việc mới. Chúc cho mỗi quyết định của bạn sẽ luôn là một dấu mốc đẹp mỗi khi nhớ về! 

— HR Insider —

Kinh nghiệm nhiều, deal lương thấp nhưng phỏng vấn vẫn thất bại?

Nhiều năm kinh nghiệm làm việc và mức lượng thương lượng khi phỏng vấn cũng không chọn quá cao thế nhưng bạn liên tiếp bị các nhà tuyển dụng ngó lơ thậm chí từ chối khi tiếp nhận CV. Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây để điều chỉnh kịp thời nhé.

phỏng vấn

Đi phỏng vấn có thể là một trải nghiệm khiến bạn căng thẳng và lo lắng đến tột độ. Cho dù bạn người mới hay ứng viên có kinh nghiệm thì việc gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng cũng ít nhiều khiến bạn lúng túng.

Thực tế đối với nhà tuyển dụng thực sự muốn tìm kiếm ứng viên tài năng và phù hợp với công ty, kinh nghiệm làm việc hay mức lương ứng viên lựa chọn không phải là điều tiên quyết khiến họ lựa chọn ứng viên đó. Sau đây là những lý do phổ biến khiến nhà tuyển dụng sẵn sàng đánh rớt ứng viên nếu như mắc phải mà bạn cần biết. 

1. Tác phong và trang phục không phù hợp khi đi phỏng vấn

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng và hầu hết ấn tượng đầu của người khác với bạn đều đến từ vẻ bề ngoài cùng phong thái của bạn.

Dù bạn thuộc thế hệ X, Y hay Z thì trang phục khi đi phỏng vấn luôn cần phù hợp với văn hóa công ty. Một số ứng viên luôn cho rằng ăn mặc luôn cần phải chỉnh chu như vest, sơ mi tay dài, quần tây,.. .Tuy nhiên, với những công việc đặc thù về sáng tạo (creative) như marketing, designer, thiết kế thời trang,…thì việc ăn mặc quá “chỉnh chu” có thể khiến bạn mất điểm. Hay ngược lại, cách ăn mặc quá “thoải mái” hay tác phong lôi thôi cũng có thể khiến nhà tuyển dụng bỏ qua bạn.

Vậy nên không có một công thức chung nào cho việc lựa chọn trang phục phỏng vấn. Để lựa chọn được trang phục phù hợp bạn nên tìm hiểu về văn hóa công ty và vị trí bạn ứng tuyển. Dù là phong cách nào thì cũng hãy thật chỉnh chu trong trang phục như độ dài váy, quần phù hợp hay quần áo gọn gàng, sạch sẽ,… .

Bên cạnh vẻ ngoài, bạn cũng hãy đầu tư cho mình một tâm thế, phong thái tự tin. Hãy luôn nhớ rằng bạn đến để tìm việc chứ không phải xin việc. Vậy nên, hãy tự tin và thoải mái. Thử nghĩ mà xem, nếu bạn là nhà tuyển dung bạn có dám đặt niềm tin vào những người nhút nhát? Tự tin là bệ phóng duy nhất mà bạn tự tạo được cho chính mình. 

Để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hãy chỉnh chu ngay từ vẻ bề ngoài và trang bị cho mình tác phong tự tin . Và đặc biệt lưu ý là đừng bao giờ đến trễ khi đi phỏng vấn. Tôn trọng giờ hẹn là cách thể hiện tác phong làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm.

2. Không tìm hiểu kĩ về vị trí ứng tuyển

Hầu hết chúng ta luôn nghĩ rằng nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên giỏi nhất nhưng trên thực tế họ cần tìm là người phù hợp nhất. Vậy nên, nếu bạn muốn trở thành một phần của công ty bạn cần chứng minh rằng mình phù hợp với vị trí đó. 

Một ứng viên mơ hồ về lĩnh vực hoạt động của công ty hay không nắm rõ tính chất công việc cơ bản của vị trí ứng tuyển sẽ khó lòng chinh phục được nhà tuyển dụng. Thậm chí còn bị đánh giá là phỏng vấn qua loa, không tôn trọng công ty họ.

Dù bạn có kinh nghiệm nhiều năm làm viêc nhưng nếu không nắm bất kỳ kiến thức nào về vị trí mới thì hoàn toàn có thể bị “out” ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên. Do đó, trước phỏng vấn cho vị trí nào đó, bạn cần đầu tư thời gian tìm hiểu thật kĩ về công ty cũng như tính chất công việc đó.


3. Nhảy việc quá nhiều

Chuyện thay đổi công việc trong thời buổi kinh tế thị trường mở hiện nay là điều hoàn toàn dễ hiểu và phổ biến. Đặc biệt là đối với những ứng viên đã có thâm niên kinh nghiệm nhiều năm thì họ hoàn toàn tự tin nhảy việc khi muốn.

Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc quá nhiều và liên tục thì điều này vô tình cũng làm ảnh hưởng đến mức độ đánh giá của nhà tuyển dụng. Vì nhà tuyển dụng thường cho rằng những ứng viên nhảy việc quá nhiều thường thiếu kiên nhẫn và mức độ gắn bó của ứng viên trong tương lai.

Và tất nhiên không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển ứng viên chỉ làm việc được dăm bữa nửa tháng và họ lại phải cất công tìm kiếm đào tạo lại. Vì vậy, bạn cần hạn chế nhảy việc ở mức tối đa, duy trì sự gắn bó với doanh nghiệp ở mức tốt và ổn định nhất.

4. Không thể hiện được sự đam mê với nghề

Nhà tuyển dụng ngày nay không chỉ nhìn vào kinh nghiệm để quyết định lựa chọn ứng viên mà họ còn cần thấy được ở ứng viên đó có sự đam mê với ngành nghề ứng tuyển. Bởi điều này là chìa khóa quyết định sự gắn bó, sự phát triển bền vững của ứng viên đó trong tương lai. Nếu bạn có đủ đam mê điều đó có nghĩa khi gặp phải khó khăn bạn sẽ cố gắng vượt qua thay vì bỏ cuộc dễ dàng. 

Hãy tích cực chia sẻ với nhà tuyển dụng về những điều tích cực trong công việc bạn đang theo đuổi và điều gì là quan trọng với bạn khiến bạn gắn bó với ngành nghề nay sau ngần ấy năm. Ngữ điệu trong giọng nói của bạn chính là thứ khiến người nghe tập trung và làm họ tin những gì bạn đang nói. Do đó, đừng quên thể hiện bằng một tông giọng tự tin, truyền đạt cảm xúc cùng với tư thế ngồi thẳng và nở nụ cười gần gũi khi chia sẻ.

5. Không chứng minh được năng lực thật

Kinh nghiệm nếu chỉ được thể hiện trên CV thông qua số năm làm việc thì không phải là điều thuyết phục được nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn cần chinh phục họ bằng năng lực thực sự của bản thân khi phỏng vấn.

Sự thật là có vô số những ứng viên cố gắng tạo vẻ bề ngoài bằng kinh nghiệm tráng lệ hoàn hảo nhưng khi phỏng vấn lại không bộc lộ được những điểm mạnh của bản thân. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá về sự xáo rỗng và từ chối ngay từ những câu phỏng vấn đầu tiên. Kinh nghiệm bao nhiêu năm hay bạn làm bao nhiêu công ty không quan trọng bằng bạn học và làm được gì từ khoảng thời gian ấy.

Do đó, bạn cần thể hiện được kỹ năng và năng lực của bản thân trong quá trình trao đổi phỏng vấn. Đừng chỉ nói đến số năm kinh nghiệm mà không đề cập bất kỳ thành tựu nào đạt được trong ngần ấy năm đó. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng càng hoài nghi hơn về năng lực thực sự của bạn đấy. Những dự án đã thực hiện hay kết quả thành tích đạt được ở công ty cũ chính là bằng chứng xác thực nhất về năng lực của bạn.

Trên đây là bài viết chia sẻ về một số nguyên nhân khiến bạn bị nhà tuyển dụng ngó lơ dù kinh nghiệm nhiều và mức lương deal cũng không quá cao. Hy vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích và giá trị trong quá trình tìm việc.

— HR Insider —

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

chỉ tay

Đường chỉ tay Sự Nghiệp còn được gọi là đường Vận mệnh hay vân Ngọc trụ (vì nó như trụ cột ở giữa lòng bàn tay). Theo Nhân tướng học, đường này đại diện cho thành tựu trong công việc đạt được là lớn hay nhỏ, các mối quan hệ xã giao mở rộng ở phạm vi nào, công danh sự nghiệp phát triển đến mức độ nào. Vì thế, nó còn có thể cho biết khả năng nhảy việc trong tương lai sẽ mang đến cơ hội nào cho bạn.

Đường Sự Nghiệp thẳng tắp

Nếu có đường Sự Nghiệp thẳng tắp như hình, bạn thích hợp làm công việc lâu dài tại một cơ quan, công ty nhất định. Bạn nên tìm cho mình công việc theo đúng sở thích để có thể phát huy sở trường và cống hiến tới khi về già.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

Chỉ cần bạn chịu khó, kiên trì, ít toan tính, nhất định sẽ duy trì công việc lâu dài. Nếu muốn thăng chức, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện nhảy việc. Trái lại, hãy bám trụ với việc bản thân yêu thích, ắt sẽ gặt hái được thành công.

Có điều, trước khi tìm được công việc theo đúng sở thích hay chuyên môn, người này cũng phải trải qua giai đoạn “thăm dò” khá lâu.

Dù không phải lo lắng về chuyện kiếm việc hay tăng thêm thu nhập, nhưng có thể gặt hái được thành tựu lớn hay không lại cần phải xem cả đường Thành Công. Đường này càng đậm, rõ nét và sâu càng tốt. Trái lại, nếu nông – mờ thì cuộc sống cũng chỉ sung túc, khó phát triển rực rỡ.

Đường Sự Nghiệp bị đứt đoạn ở giữa

Sở hữu đường Sự Nghiệp bị đứt đoạn ở giữa trông giống như chiếc thang nối, chứng tỏ bạn không thể duy trì một công việc lâu dài được. Với bạn, thay đổi cũng là tạo ra một cơ hội mới, thông thường sẽ không rơi vào tình trạng thảm hại nào đó.

Bạn dễ dàng thay đổi công việc, đồng thời trong tâm tưởng luôn chuẩn bị sẵn sàng cho vấn đề nhảy việc.

Tuy nhiên, muốn biết bạn có thể thành công sau mỗi lần đổi việc hay không lại phải xem phần đoạn chỉ tay phía trên (tính từ chỗ bị đứt đoạn hướng lên phần gốc ngón tay). Nếu đường này thô – đậm là cát tướng, sau khi nhảy việc thì công danh càng xán lạn.

Ngoài ra, nếu đường Sự Nghiệp này cắt một phần đường chỉ tay Sinh Mệnh, cho thấy bạn có nhân duyên tốt đẹp với người nước ngoài, có thể ra nước ngoài phát triển sự nghiệp hoặc thường xuyên xuất ngoại đi công tác.

Đường Sự Nghiệp đứt nhiều đoạn

Nếu có đường chỉ tay Sự Nghiệp như hình A (đường màu đỏ), bạn nắm rõ thời cơ thích hợp để thay đổi công việc. Nếu đường này rõ nét, chứng tỏ những lần nhảy việc của bạn đều thành công. Tuy nhiên, vì không yên phận, thích theo đuổi lý tưởng mới mẻ, nên công việc của bạn không ổn định, khó làm việc cố định và lâu dài tại một đơn vị nào đó.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

Nếu các đường đứt đoạn rõ dần từ phía dưới cổ tay đi lên các gốc ngón tay, chứng tỏ sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn đều gặt hái được không ít thành công. Nhưng vì tham vọng lớn, lại hay than thân trách phận nên bạn không bao giờ hài lòng với những gì đạt được, tự tạo áp lực cho bản thân mình.

Nếu có đường Sự Nghiệp như hình B (đường màu xanh), khuyên bạn không nên nhảy việc quá nhiều bởi khả năng thất bại khá cao. Bên cạnh đó, bạn chưa biết tìm đúng thời điểm để chuyển đổi công việc, thông thường cây đã bắt đầu đơm trái thì bạn lại bỏ dở giữa chừng.

Đường Sự Nghiệp bị đứt đoạn và xuất hiện Tinh vân

Đường Sự Nghiệp bị đứt làm hai đoạn, ở giữa chỗ bị đứt xuất hiện Tinh vân (vân hình sao) như hình A, là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn thay đổi công việc mới. Nơi làm cũ ảnh hưởng bất lợi, có kẻ tiểu nhân hãm hại và ít không gian phát triển dành cho bạn.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

Nếu bạn cảm thấy những nỗ lực, cống hiến của mình trong suốt thời gian qua không được ghi nhận, hãy nghĩ tới khả năng nhảy việc, tìm cho mình “miền đất hứa” để phát huy hết tài năng tiềm ẩn. Tỉ lệ nhảy việc thành công cao, tiếp sau đó bạn sẽ gặt hái được khá nhiều thành công, tài lộc dồi dào.

Nếu có đường Sự Nghiệp như hình B, chứng tỏ bạn cũng đôi lần nhảy việc. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 năm sau khi đổi việc, mọi thứ diễn ra vô cùng suôn sẻ. Tuy nhiên, về sau này phát sinh ra biến cố khác như công ty bị phá sản hoặc kinh tế suy thoái… khiến bạn phải bỏ dở công việc đó.

Đường Sự Nghiệp đứt đoạn và xuất hiện vân Đảo

Một ngày nào đó, đường chỉ tay Sự Nghiệp của bạn xuất hiện tình trạng như hình dưới (bị đứt đoạn, có vân Đảo xuất hiện), bạn cần phải thận trọng, cân nhắc kĩ càng trước khi quyết định thay đổi loại hình công việc.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

Sau khi nhảy việc, bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Lúc này, nên nhắc nhở bản thân luôn phải chăm chỉ, tự tin, kiên nhẫn tới cùng, không nên nghĩ tới chuyện tiếp tục thay đổi công việc mới.

Nếu đường Thành Công xuất hiện đồng thời trong trường hợp này, đường Sự Nghiệp được nối tiếp từ vân Đảo rõ ràng, đậm nét, bạn vẫn tiếp tục đương đầu với mọi khó khăn với công việc đã chọn, dù cho có thất bại cũng coi như một trải nghiệm mới của bản thân. Tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ từng bước một hoàn thiện bản thân, sẽ tới lúc “mùa xuân hoa nở”, đạt được thành công lớn.

Đường Sự Nghiệp đứt đoạn nhưng vẫn thẳng tắp

Người có tướng tay này thay đổi công việc như cơm bữa, nhưng vẫn là việc nằm trong chuyên môn, tỉ lệ đổi hẳn ngành nghề không cao.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

Với bạn, quyết định gắn bó lâu dài hay nhảy việc đều đã nằm trong dự liệu của mình. Sẽ không có chuyện bạn chuyển sang làm công việc nào đó khó khă, vất vả mà lương ít hơn.

Nếu muốn biết khả năng thành công hay thất bại sau khi nhảy việc, bạn cần quan sát phần phía trên các đoạn bị đứt (chiều đi lên tính từ cổ tay lên gốc ngón tay) có đậm và rõ nét hay không. Nếu phần này to, đậm thì công việc tiến triển tốt, bạn sẽ phát huy được sở trường của mình.

Trong trường hợp đường Sự Nghiệp đứt đoạn cắt phải nhánh đường Sinh Mệnh, chủ nhân của tướng tay này thích hợp lập nghiệp ở xa quê hoặc có thể ra nước ngoài làm việc. Nếu cùng lúc xuất hiện thêm đường Thành công, bạn sẽ có danh tiếng, địa vị ở nơi đất khách quê người, sự nghiệp thành đạt.

Đường Sự Nghiệp bị đứt làm 2 đoạn rõ ràng

Khi thấy dấu hiệu này xuất hiện là lúc bạn nên nhảy việc. Nếu tiếp tục làm việc tại công ty cũ, bạn khó có tiền đồ xán lạn, không được cấp trên trọng dụng. Tìm kiếm công việc mới, biết đâu bạn có cơ hội “mở mày mở mặt”, công thành danh toại. Tuy nhiên, sự thành hay bại vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Đường chỉ tay dự đoán gì về khả năng nhảy việc của bạn?

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vui)

— HR Insider / Sưu tầm —

Tuyệt chiêu để nâng tầm giá trị bản thân qua các lần nhảy việc

Sau mỗi lần nhảy việc, bạn không thể để giá trị bản thân “dậm chân tại chỗ” được, bởi nếu như vậy bạn chỉ có thể nhảy qua các vị trí tương đương với công việc hiện tại, cùng mức lương không mấy chênh lệch, như vậy có phải bạn đã “uổng công” cho những lần bay nhảy hay không? Làm thế nào để giá trị bản thân ngày một “leo thang” hơn? Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó, hãy cùng điểm qua nhé.

 

        1. Phát triển bản thân

Mỗi lần nhảy sang một công việc mới, hãy chắc chắn rằng kiến thức và kinh nghiệm của bạn cũng phải “nhảy lên” một tầm mới. Một môi trường làm việc mới với tính chất công việc cũng nhiều thay đổi hơn so với công việc cũ sẽ là thử thách đối với bạn. Giá trị bản thân cũng bạn sẽ được khẳng định và nâng tầm hơn khi bạn biết vận dụng những nguồn kiến thức sẵn có và sự linh hoạt của mình để đáp ứng nhanh những yêu cầu trong công việc mới. Phát triển bản thân luôn là điều tối quan trọng để già trị của bạn ngày một nâng cao hơn.

        2. Nói không với nhảy việc trái ngành

Có nhiều bạn hi vọng sẽ phát triển bản thân và nâng cao giá trị của mình khi chuyển sang một ngành hoàn toàn mới với mình, thử thách bàn thân nhiều hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm! Bạn chỉ có thể tốt hơn nếu được phát huy khả năng ở những môi trường phù hợp với khả năng và con đường sự nghiệp của mình, nếu chỉ vì muốn thử sức ở một lĩnh vực khác ngoài tầm của mình thì chỉ khiến giá trị của bạn không những không được nâng tầm mà nguy hiểm hơn khi bị “tụt dốc” không phanh. Bạn hãy cẩn thận với những lựa chọn của mình.

        3. Biết rõ mong muốn và hướng phát triển của bản thân

Một khi bạn hiểu rõ được bản thân mình muốn gì ở công việc, khả năng mình tới đâu và hướng phát triển trong tương lai, bạn đã tự nâng tầm giá trị của mình lên một vị trí hoàn toàn khác rồi đấy! Có rất nhiều người nhảy việc chẳng qua là vì họ không biết công việc nào phù hợp với mình và môi trường nào sẽ tốt nhất, chính vì vậy dù họ có nhảy việc bao nhiêu lần đi chăng nữa, họ vẫn sẽ mãi loay hoay trong chu kỳ buồn tẻ. Vậy nên, một trong những tuyệt chiêu mà bạn nhất thiết phải có để nâng cao giá trị bản thân đó là định hình được mong muốn cá nhân và hiểu rõ bản thân mình.

        4. Có những so sánh về lợi ích

Sau mỗi lần nhảy việc, bạn nên lập ra một danh sách những điều cần phải so sánh giữa nhiều sự lựa chọn của mình. Chẳng hạn như cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty, khả năng hoàn thiện bản thân, mức lương, chế độ đãi ngộ,… Bằng cách lập nên những điều này, bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng để hướng tới những cơ hội nghề nghiệp và công ty tốt hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có đủ lý trí để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, phù hợp với bản thân mình. Giá trị bản thân của bạn phụ thuộc vào những quyết định mà bạn đưa ra. Bằng cách “khó tính” hơn với những yêu cầu trong công việc mới, giá trị bản thân của bạn sẽ được nâng tầm đáng kể đấy!

        5. Thử sức ở vị trí cao hơn

Nếu bạn đã có kinh nghiệm nhảy việc kha khá, thì tại sao không thử mình ở một vị trí cao hơn? Với những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được ở mỗi công ty cũng đã đủ để bạn nâng giá trị mình lên thêm một bậc rồi đấy. Ở một vị trí cao hơn, bạn sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc. Hãy tự mình trải nghiệm và nâng cao giá trị bản thân khi đảm nhận một vị trí cao hơn.

Một người nhảy việc thông minh là khi giá trị bản thân của mình ngày một bước lên những bậc cao mới, không còn ở dậm chân tại vị trí xuất phát. Nắm được các tuyệt chiêu trên, bạn đã bước đầu xây dựng cho mình phương hướng để nâng tầm giá trị bản thân sau mỗi lần nhảy sang việc mới, để từ đó có được những cơ hội tốt hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không bỏ túi ngay những tuyệt chiêu trên! Chúc bạn thành công.

Người trẻ đi xin việc: Sáng được nhận, chiều mất hút không lời hồi âm – Đến bao giờ bạn mới học được 2 từ Chuyên nghiệp?

Đã qua rồi cái thời nhân viên trung thành và cống hiến suốt đời với một tổ chức. Ngày nay, khi rất nhiều công ty mở ra với chính sách thu hút nhân tài được chú trọng, cùng với đó là mức độ đòi hỏi của người trẻ ngày càng cao hơn thì “nhảy việc” đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Nhảy việc khi bạn cảm thấy không còn phù hợp là điều nên làm tuy nhiên nhảy việc như thế nào lại là điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Tại sao người trẻ thời nay lại thiếu chuyên nghiệp khi xin việc?

 

Tôi đã từng gặp những bạn trẻ mới ra trường, các bạn rải hàng trăm hồ sơ với ý nghĩ nếu đỗ thì làm thử rồi chọn. Có bạn tới công ty nhận việc vào buổi sáng, buổi chiều thì mất hút không một lời hồi âm, khi nhân sự gọi điện hỏi thì trả lời một câu rất vô trách nhiệm rằng “em đã tìm được chỗ phù hợp hơn” hay “em cảm thấy công ty không hợp với em”,…

Hay trường hợp một đồng nghiệp cũ cùng bộ phận với tôi đã làm việc lâu năm, mọi thứ vẫn rất vui vẻ cho tới một buổi sáng tôi nhận được một email bàn giao công việc, cùng với đó là đơn xin nghỉ của cậu ta gửi tới sếp, không có một cuộc bàn giao trực tiếp nào diễn ra sau đó.

Dĩ nhiên trong mắt đồng nghiệp, cậu ta ra đi đã để lại món quà là những ấn tượng không mấy tốt đẹp về mình. Sau đó không lâu, tôi nghe nói rằng cậu ta nộp hồ sơ ở một vài công ty khác. Phỏng vấn rất tốt nhưng lại không được nhận, lý do là các nhà tuyển dụng không khó để kiểm tra lại thông tin về cậu ta ở công ty cũ và người đồng nghiệp của tôi đã nằm trong danh sách đen của họ.

Hãy nhớ lại khi bạn phỏng vấn xin việc bạn đã nói bao nhiêu lời hay, hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp vậy thì tại sao khi nghỉ việc, lại không nghỉ việc một cách lịch sự và có trách nhiệm?

Hầu hết các công ty đều có quy định nghỉ việc phải thông báo trước ít nhất 30 ngày để họ tìm người thay thế, tuy nhiên nhiều người lại thông báo nghỉ việc trong thời gian rất ngắn, thậm chí có những người ăn chắc, xin được việc chỗ khác rồi mới thông báo nghỉ trước 1, 2 ngày khiến nhân sự không kịp trở tay, công việc thì dang dở.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên thông báo nghỉ sớm và bàn giao công việc trước khi rời đi. Trong trường hợp bạn đi phỏng vấn ở nơi khác, hãy để xuất thời gian thích hợp để nhận việc. Nhà tuyển dụng và đồng nghiệp sẽ đánh giá cao tình thần trách nhiệm của bạn.

Related image

Khi đến, bạn viết đơn xin việc, thì khi đi cũng nên có một lời cảm ơn chân thành. Nếu đã có quyết định nghỉ, cách làm tốt nhất là bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp hoặc nhân sự để trình bày lý do nghỉ việc, rằng quyết định này là từ bản thân bạn chứ không phải từ phía công ty. Đừng đưa ra những lý do nói xấu công ty hay kể về những nỗi bức xúc của bạn, mặc dù điều đó có thể đúng. Thay vì vậy, hãy nói lời cảm ơn để đôi bên giữ được những ấn tượng tốt về nhau.

Bạn nên có đơn xin nghỉ việc (qua mail hoặc viết tay) cùng với đó là sự xác nhận giữa đôi bên để đảm bảo quyền lợi của bạn sau khi nghỉ việc. Hãy làm việc hết trách nhiệm đến ngày cuối cùng.

Đừng tỏ ra kém nhiệt tình và làm việc một cách hời hợt khi bạn đã xin nghỉ và tìm được cho mình một cơ hội mới. Hãy hoàn thành tốt công việc, vì đó vẫn là trách nhiệm của bạn và nên nhớ rằng công ty vẫn trả lương cho bạn trong khoảng thời gian đó, vì vậy hãy bàn giao đầy đủ và nhiệt tình hướng dẫn cho người mới đảm trách.

Nếu đã xác định nghỉ việc, tuyệt đối đừng nói xấu sếp, đồng nghiệp hay công ty. Trái đất rất tròn, nếu bạn sang công ty mới và vẫn trong lĩnh vực chuyên môn thì bạn vẫn có thể gặp lại họ bất kỳ lúc nào.

Một điều nữa là những thông tin về bạn sẽ luôn được lưu giữ và nhà tuyển dụng nào cũng có thể kiếm tra lại khi bạn ứng tuyển vào công ty của họ. Vì vậy, hãy có một kết thúc tốt đẹp như chính cách mà bạn đã bắt đầu.

Gần đây, tôi có phỏng vấn một cô gái trẻ nhưng có đến 20 công việc trong CV trong 3 năm làm việc. Khi được hỏi lý do nghỉ việc, thật đáng tiếc, câu trả lời đêu bắt đầu bằng: “Tôi không thích…”. Chắc chắn vì lý do này mà cô bé sẽ mất cơ hội có được công việc đáng mơ ước.

Related image

Bạn có thể nói rằng mình cần phải khám phá xem bản thân mình muốn làm gì chứ không phải do bản thân chưa có định hướng. Nhưng việc hoàn thiện bản thân và việc lấp kín CV bằng những công việc không đem lại giá trị lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau:

“Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để có thêm nhiều kinh nghiệm không phải là điều xấu. Tuy nhiên hãy cố gắng đừng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian vì nó giới hạn sự lựa chọn cúa bạn. Rồi sẽ đến một ngày, bạn sẽ phải chịu hậu quả, trừ trường hợp bạn là người có tài năng thiên phú trong việc học những kỹ năng mới”.

Con người không chịu thất bại thì cũng khó có thể thành công. Bạn không cần hạn chế con đường sự nghiệp của mình quá sớm nhưng cần cố gắng tích lũy kỹ năng và niềm đam mê cho tương lai. Hãy nhớ 5 nguyên tắc:

1. Đừng nhảy việc chỉ vì vài thứ bạn không thích.

2. Hãy nhảy việc khi bạn không học hỏi được điều gì bổ ích.

3. Nếu bạn nhảy việc thường xuyên thì cũng đừng chặt đứt đường trở về của mình. Bạn luôn cần sự đánh giá tốt của sếp và đồng nghiệp cũ về mình.

4. Hãy để ý các bộ phận khác của công ty xem liệu có không gian cho bạn khám phá và phát triển không.

5. Nếu bạn có 20 công việc thì cũng đừng viết hết vào CV, hãy chọn ra 5 công việc mang lại nhiều giá trị nhất.

6. Đừng nghỉ việc khi chưa có công việc mới. Hãy nhờ chính công việc hiện tại để tìm ra những cơ hội mới. Hãy trò chuyện với tất cả mọi người, khách hàng cũng như đồng nghiệp về những gì họ đang làm và cách họ đang thực hiện.

Ngày nay mọi chuyện khác rồi, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng việc nhảy việc nhiều cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên trước khi làm gì, hãy nghĩ về những điều bạn sẽ được và mất.

— HR Insider/Cafebiz —

Làm sao để trở thành “Mr. Cần Trô” cảm xúc: Tâm bất biến giữa văn phòng vạn biến?

Mỗi ngày ở công sở là 101 chuyện “drama”, liệu bạn có chắc rằng mình có thể bình chân như vại trước mọi biến động? Chân nhân bất lộ tướng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bạn ở chốn văn phòng ngay từ bây giờ để thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

 

Có rất nhiều lí do khiến bạn không tài nào “bình thường” được ở chốn công sở. Trong công việc hay các mối quan hệ văn phòng, đôi lúc cảm xúc khó tránh khỏi lên xuống như đồ thị hình Sin. Bỗng dưng sếp nổi giận vì kế hoạch bạn lập ra, đồng nghiệp dèm pha ý tưởng của bạn, hay chỉ đơn giản là hôm nay bạn hơi… khó ở nhưng muôn vàn việc ngập đầu khiến bạn khó chịu.

Chúng ta không thể kìm nén mọi cảm xúc của mình và dồn nén quá lâu. Điều này dễ khiến bạn “tẩu hỏa nhập ma” lúc nào đó không xa. Do đó, hãy thử tu luyện vài chiêu thức dưới đây, biết đâu bạn có thể tự tin ứng xử trong mọi tình huống mà không sợ tăng xông đột ngột, hay quá lố thất thường.

1. Tập trung vào hiện tại

Khi bạn phải đối mặt với những nỗi lo đột ngột, hãy cố gắng bình tĩnh và tự nhủ với bản thân rằng, hiện tại mới là nhiệm vụ lớn bạn cần phải giải quyết. Những cảm xúc nhất thời rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả của chúng thì lại không hề đơn giản. Sếp trách phạt ư? Đồng nghiệp xung đột với bạn? Hay khách hàng tự dưng cau có? Chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể giải quyết từ A đến Z nếu như bạn đủ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Đừng quá lo nghĩ về hậu quả tồi tệ khiến cảm xúc của bạn dao động. Chúng đã xảy ra đâu! Trước mặt, điều bạn cần làm là hít thở sâu, thả lỏng tinh thần và mỉm cười đối chọi với “drama” thôi.

2. Tìm cách giải tỏa mọi cảm xúc  

Aerial view of various coffee Free Photo                   

Người ta hay nói vui thôi, đừng vui quá. Nếu lỡ cảm xúc không thể kiểm soát được, hãy tìm một hướng giải tỏa bằng cách đi dạo quanh tòa nhà, uống một tách cà phê, hay trao đổi với một người bạn đồng nghiệp thân thiết để bộc lộ “con người thật” của bạn chẳng hạn. Bạn cũng có thể tìm cách giải quyết từ từ thông qua các khóa thiền định, trị liệu, yoga hoặc bất kỳ hoạt động ngoài giờ làm nào có thể giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc tức thì. Nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, hãy cứ xin nghỉ phép đi đừng ngại ngùng! Một vài ngày nghỉ để lấy lại năng lượng tích cực cho cơ thể sẽ giúp bạn điều chỉnh bản thân cực hiệu quả.

3. Suy nghĩ tích cực về mọi việc

Mỗi khi thất bại hay tuyệt vọng, bạn thường có xu hướng đắm chìm trong đó và cảm thấy bản thân thật kém cỏi. Thế nhưng, hãy luôn nhớ một điều rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Hãy cứ mỉm cười và thay thế những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu bạn, bằng những gì tốt đẹp và tích cực hơn. Đó có thể là những kỉ niệm tốt đẹp bạn từng có khi làm việc ở công ty, khoảnh khắc bạn cảm thấy cực kì sung sướng vì đã hoàn thành một dự án nào đó. Đừng vội dằn vặt bản thân mình vì những điều bạn đã làm, những suy nghĩ tồi tệ rồi sẽ kéo cảm xúc của bạn tụt xuống ở dưới vạch đáy.

4. Lấy ganh đua làm động lực phấn đấu

Image result for competition illustration

Sự ganh đua chính là một loại cảm xúc thúc đẩy bạn hành động. Bạn cảm thấy ghen tị vì đồng nghiệp nổi trội hơn mình. Dù không có ý gì xấu xa nhưng bạn lại không cách nào kiểm soát cảm xúc ấy bộc phát ra bên ngoài. Không sao cả. Bạn cũng không phải là một “thánh nữ” để có thể mỉm cười trước tất cả. Sự ganh đua sẽ mang ý nghĩa tích cực nếu bạn biết lấy đó làm động lực để tập trung nỗ lực vì công việc nhiều hơn. Bạn ganh đua để tạo đòn bẩy đưa mình đi xa hơn, thay vì lấy đó là mục tiêu để “trả thù” hơn hơn thua với một ai đó.

5. Học cách tha thứ nếu mọi chuyện đã được giải quyết

Đừng quên rằng bạn đang làm việc trong một môi trường ngập tràn đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ bạn mà tất cả những đồng nghiệp khác đều có một mục tiêu để phấn đấu cho mình. Hãy nắm rõ mọi vấn đề và học cách tha thứ khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Nếu bạn tiếp tục ôm mãi một “mối hận xưa”, bạn sẽ chẳng nào cảm thấy nhẹ lòng khi làm việc chung với người đồng nghiệp nọ, hoặc được xếp vào dưới trướng của một lãnh đạo bạn không vừa ý. Đặt suy nghĩ của tập thể lên đầu tiên trước khi nghĩ đến những việc cá nhân, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình rồi sẽ dần trở nên bình ổn và trưởng thành hơn nhiều lần.

— HR Insider —

“Tiếng lòng” của nhà tuyển dụng khi ứng viên chỉ muốn việc nhẹ lương cao!

Giấc mơ có được việc an nhàn, lương cao ngất ngưỡng của các ứng viên thường là lí do khiến nhiều nhà tuyển dụng tỏ ra thất vọng và sẵn sàng gạch tên những nhân tài ra khỏi danh sách lựa chọn của công ty. Với những ứng viên luôn ôm giấc mộng này, nhà tuyển dụng chỉ có thể than ngắn thở dài: Việc gì cũng có cái giá của nó mà thôi!

 

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng, có bằng cấp khá giỏi vẫn lâm vào tình trạng thất nghiệp. Hay thậm chí những người đã ra trường có kinh nghiệm đi làm nhiều năm, vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm một bến đỗ mới. Nguyên nhân thực chất không nằm ở công ty hay năng lực của ứng viên, mà lại nằm ở tư tưởng “kén cá chọn canh” xuất hiện ở đại đa số bạn trẻ bây giờ. Ở góc nhìn của nhiều nhà tuyển dụng, giấc mơ việc nhẹ lương cao đã trở thành nỗi ám ảnh khiến các bạn trẻ không thể tự tìm việc làm sau khi ra trường một thời gian dài.

Thất vọng trước giấc mộng không tưởng của ứng viên

Các nhà tuyển dụng thường vấp phải sự thất vọng trước kì vọng mơ hồ của các bạn sinh viên mới ra trường vào công việc trong khi bản thân họ chưa biết có thể làm được gì cho tập thể. Đối với nhà tuyển dụng, điều họ tìm kiếm ở một ứng viên không phải là năng lực hiện tại mà là tiềm năng phát triển họ nhìn thấy được ở các nhân tài. Điều này bao gồm cả tính cách, phẩm chất, tầm nhìn và nhiều kĩ năng khác bên cạnh tấm bằng đại học, tất cả sẽ góp phần định hình nên tương lai của một nhân viên ở công ty.

Image result for businessman relax dreaming illustration

Thực chất, kỹ năng hay kinh nghiệm là những thứ có thể học hỏi và tích lũy qua thời gian dài. Không phải ai ra trường cũng may mắn lĩnh ngộ được điều này. Tố chất làm nên sự khác biệt ở một ứng viên đó là thái độ cầu tiến, chăm chỉ và luôn nhận thức được vị trí của mình, biết mình đang ở đâu và mình cần gì để tiến xa hơn. Trong khi đó, những người luôn mơ mộng một công việc đem lại thu nhập cao nhưng lại chỉ muốn an nhàn, không muốn hao tâm tổn sức thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được.

Điều này thường được thể hiện rất rõ trong buổi phỏng vấn. Những ứng viên tích cực và sẵn sàng học hỏi thường thành thật thừa nhận phạm vi hiểu biết của mình, và bày tỏ tinh thần được tiếp thu nhiều hơn thay vì đưa ra các yêu cầu liên tiếp về vị trí ứng tuyển. Với những ứng viên có biểu hiện ngược lại, họ thường sẽ đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề mức lương thưởng, chuyện làm thêm giờ, số ngày nghỉ họ nhận được trong năm,v.v… Và hầu như chẳng có bất kỳ đề cập gì đến những điều họ dự định sẽ cống hiến cho công ty.

Công việc nào cũng có cái giá của nó

Thực chất không có bất kỳ một công việc gì trên đời lại dễ dàng và nhẹ nhàng cả! Rất nhiều nhà tuyển dụng mong muốn bày tỏ thẳng thắn với các ứng viên rằng, công việc gì cũng có mặt trái của riêng nó. Có thể bạn sẽ nhận được một đề nghị công việc với mức lương hấp dẫn, thậm chí vượt trội hơn hẳn so với những công ty khác, giờ giấc làm việc ổn định nhẹ nhàng, nhưng tính chất công việc lại quá đỗi an toàn, lặp đi lặp lại nhàm chán và hoàn toàn không có cơ hội thăng tiến. Trong khi bạn tiếp tục dậm chân tại chỗ thì những người có xuất phát điểm thấp hơn bạn nhưng vị trí họ đảm nhận tạo ra nhiều cơ hội rộng lớn hơn, và như thế nấc thang sự nghiệp họ bước đi lại càng ngày càng cao.

Related image

Mỗi vị trí ứng tuyển luôn có một độ khó nhất định. Sẽ chẳng có công việc nào ứng viên có thể yêu cầu sự cân bằng vừa nhẹ nhàng lại vừa lương cao. Nếu muốn lương cao, phải lăn xả dấn thân, phải “cày ngày cày đêm” và thậm chí bỏ ra nỗ lực cùng trách nhiệm gấp chục lần so với người khác. Nếu muốn nhẹ nhàng, ngoài kia sẵn sàng có hàng trăm nghìn vị trí an ổn dành cho bạn. Mỗi ngày đi làm đúng giờ và tan làm đúng hạn, nhưng sự ổn định sẽ làm bạn đứng mãi trong vùng an toàn và đánh mất đi sức bật vốn có của bạn. Vậy việc nhẹ hay lương cao? Bạn chỉ có thể chọn một trong hai mà thôi.

Thích việc nhẹ nhưng lương cao? Biểu hiện của sự lười biếng và tham lam

Theo các nhà tuyển dụng, thói lười lao động và tham lam chính là nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ lâm vào cảnh thất nghiệp, nhàn rỗi thời gian. Thành công chỉ đến với ai luôn cần cù và chăm chỉ, không ngừng phát triển bản thân mình mỗi ngày. Rất nhiều bạn trẻ chỉ mơ được làm ở một môi trường tốt, ít cạnh tranh, cơ hội thăng tiến nhiều và lương cao trong khi nhìn lại thì bản thân thì thiếu đủ thứ, từ năng lực chuyên môn cho đến các kỹ năng mềm nhưng lại ngại khó, ngại khổ và lười…nâng cao kiến thức cho bản thân!

Thay vì tiếp tục ngồi mơ mộng về một vị trí lí tưởng “chẳng bao giờ có” ngoài kia, lời khuyên của nhà tuyển dụng dành cho các ứng viên đó là hãy tỉnh mộng và thực tế nhìn vào tình huống của bản thân để cải thiện mình nhiều nhất có thể. Lương cao tương xứng với những gì bạn phải bỏ ra, phải cống hiến cho công ty. Nếu như bạn không chứng tỏ được cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn có gì nổi bật và bạn sẽ làm gì, học gì để phát triển chính mình ở vị trí ứng tuyển, thì bạn hoàn toàn không xứng đáng với mức lương hấp dẫn bạn đang mộng tưởng. Ứng viên ơi! Hãy thức dậy và bước đi trên đôi chân thật sự của mình, để thấy con đường sự nghiệp bạn đang đi lắm chông gai, đầy thử thách nhưng cũng thật đáng giá biết dường nào.

— HR Insider —

Những cách “đọc vị” tính cách sếp trong ngày đầu tiên đi làm

Ông bà ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy ngày đầu tiên làm đối với bất kì một nhân viên mới nào cũng sẽ rất quan trọng. Để có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp ngay ngày đầu, bạn cần phải trang bị những “tuyệt chiêu” để nắm bắt được tính cách của sếp, từ đó bạn sẽ hiểu và tự biết cách để khiến sếp hài lòng.

 

Không phải nhân viên nào dù là ma cũ hay mới cũng có thể hiểu được tính cách của sếp. Với những quan sát tinh ý, bạn có thể “đọc vị” được những thói quen và suy nghĩ của sếp chỉ thông qua gương mặt, hành động. Vi vậy, để có được ngày đầu đi làm thật suôn sẻ, bạn nên tham khảo những cách dưới đây để nắm bắt tâm lý sếp tốt hơn nhé.

1. Qua cách sắp xếp bàn làm việc

Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bạn phán đoán được phần nào tính cách vị sếp của mình. Bạn biết không, thông qua cách bày trí và sắp xếp các dụng cụ trên bàn làm việc sẽ nói lên được gần như 90% phong cách người sếp. Nếu bàn làm việc của sếp bạn bừa bộn và lộn xộn, thì tính cách của họ có xu hướng thoải mái, hướng ngoại và khá dễ chịu.

Ngược lại, sự ngăn nắp tuyệt đối là điều mà bạn nhận ra được  trên bàn làm việc của sếp, thì gần như bạn có thể nhận ra ngay sếp là một người khá kĩ tính và khá cứng rắn trong công việc. Ngày đầu đi làm, bạn hãy dành chút thời gian “nghía” qua thử mặt bàn của sếp sẽ như thế nào nhé.

2. Chữ viết

Tin hay không thì nhìn qua chữ viết, bạn cũng sẽ phán đoán được đôi chút về vị sếp của mình. Quan sát chữ viết của sếp cũng là cách cực đơn giản để nắm bắt tâm lý sếp. Người sếp của bạn có nét chữ như thế nào? Thẳng tắp, gọn gàng hay bay bổng, trau chuốt?

Image result for handwriting illustration

Dựa vào nét chữ, bạn sẽ biết liệu sếp mình có phải là người cực kì khó tính, khó chịu hay phóng khoáng, thoải mái. Bạn hãy thử “đọc vị” sếp mình thông qua nét chữ để xem thử liệu rằng, mình nên cư xử như thế nào cho đúng ý sếp nhất nhé.

3. Cách ăn mặc

Vẻ ngoài là một trong những điều “đập vô trước mắt” và có thể đánh giá nhanh nhất về tính cách của một người. Người ta cũng có câu “đừng trông mặt bắt hình dong”, tuy nhiên, trong một số những trường hợp nhất định, thì việc nhìn nhận tính cách của một người qua hình thức bên ngoài cũng vô cùng chính xác.

Bạn có thể quan sát cách ăn vận của sếp, liệu họ có chải chuốt bóng bẩy quá hay không, hoặc họ là người tối giản trong ăn mặc. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn hiểu được tính cách của sếp mình nhanh nhất.

4. Phong cách giao tiếp

Một trong những bí kíp để “đọc vị” được tính cách sếp là dựa vào ngôn ngữ và thái độ của họ khi giao tiếp. Không gì thể hiện rõ ràng hơn tính cách của một người thông qua cách họ đối xử với người khác. Bạn có thể quan sát cách sếp trò chuyện với nhân viên, và những cử chỉ hình thể.

Image result for body language

Hãy khéo léo để ý những điểm đó, chắc chắn bạn sẽ biết được vị sếp của mình là người có phong cách như thế nào và tính cách ra sao. Từ đó, bạn sẽ chọn lựa được phong cách giao tiếp như thế nào để vừa lòng sếp ngay trong ngày đầu tiên đi làm.

Ngày đầu đi làm sẽ có vô số thứ quan trọng bạn cần làm, không chỉ tìm cách để hòa nhập được với văn hóa công sở, môi trường làm việc, nhân viên công ty, đặc biệt là phải tìm cách tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp. Để làm được điều đó, bạn không chỉ cần khéo léo, tinh tế mà còn cần biết cách quan sát những thói quen của sếp. Với các cách gợi ý trên bạn hãy thử vận dụng vào thực tế để có thể phán đoán, cũng như nắm bắt tâm lý của sếp tốt hơn nhé! Chúc bạn may mắn.

— HR Insider —

Những câu hỏi tuy đơn giản nhưng đầy ẩn ý của các nhà tuyển dụng

Bước vào vòng phỏng vấn, bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng từ kĩ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn đến thái độ chuyên nghiệp trong lúc phỏng vấn. Thế nhưng, nếu như bạn chỉ tập trung vào bức tranh lớn mà quên đi những chi tiết nhỏ cần phải chú ý tới thì phần trăm bạn không vượt qua được vòng phòng vấn cũng sẽ rất cao đấy. Bạn đã chuẩn bị cho những câu hỏi cực đơn giản nhưng đầy ẩn ý sau đây mà nhà tuyển dụng sẽ đặt cho bạn?

 

Bạn cảm thấy mình đã hoàn thành buổi phỏng vấn khá tốt với nhà tuyển dụng. Khả năng bạn được nhận vào công ty là gần như 100%, thế nhưng một tuần sau bạn vẫn ngậm ngùi nhận được thư cảm ơn từ nhà tuyển dụng. Bạn hoang mang không biết mình đã thể hiện không tốt ở điểm nào? Đừng chỉ chăm chăm nhìn vào các câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc hay kĩ năng cần phải có, những câu hỏi nghe vô cùng đơn giản nhưng lại vô cùng ẩn ý từ nhà tuyển dụng cũng sẽ là nhân tố khiến bạn không được nhận đấy. Hãy cùng tham khảo xem đó là những câu hỏi nào nhé.

        1. Giới thiệu về bản thân của bạn

Đây được là một trong những câu hỏi rất thường được sử dụng để bắt đầu cho buổi phỏng vấn. Bạn biết không, phần mở đầu bao giờ cũng quan trọng và dễ gây ấn tượng với bất kì nhà tuyển dụng nào. Vì vậy, nếu bạn mô tả về bản thân mình quá hời hợt hoặc vòng vo, không rõ ràng thì họ sẽ không thấy được bất kì điểm nổi bật nào của bạn. Là một ứng viên tiềm năng, điều cơ bản mà bạn cần phải chuẩn bị đó là cách giới thiệu bản thân mình sao cho vừa ngắn gọn vừa súc tích và vừa thể hiện được hết những điểm mạnh của mình. Có khá nhiều ứng viên khi được yêu cầu giới thiệu bản thân, họ không biết nói gì ngoài trình độ học vấn và sở thích cá nhân. Ngược lại, có những ứng viên mô tả rất nhiều về bản thân mình, tuy nhiên lại không liên quan gì đến mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của bản thân. Tất cả những câu trả lời hời hợt và lan man trên sẽ khiến cho bạn có điểm trừ rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

        2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Bất kì nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy ứng viên của mình là một người hiểu rõ về bản thân về những khả năng và năng lực của ứng viên đó. Ứng viên tiềm năng là người biết rõ những thế mạnh mà mình cần phát huy và những điểm yếu cần được cải thiện. Nếu bạn trả lời dài dòng nhưng lan man, không thể hiện được những ưu khuyết điểm của bản thân thì chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ khó lòng đánh giá cao khả năng của bạn. Hãy sắp xếp những thứ tự ưu tiên cho từng điểm mạnh và yếu, chọn lọc ra những điểm quan trọng và liên quan nhất đến với yêu cầu công việc. Tránh vòng vo và thể hiện sự lúng túng của mình.

        3. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ

Câu hỏi này nếu như bạn không khéo trong cách trả lời thì chắc chắn bạn sẽ rất khó vượt qua được vòng phỏng vấn. Vì sao lại như vậy? Nhà tuyển dụng luôn muốn biết lý do vì sao bạn nghỉ việc, thông qua cách trả lời, họ sẽ đánh giá được thái độ của bạn khi hợp tác với công ty trước đó. Nếu bạn vô tư đi “nói xấu” công ty cũ, chê bai các chính sách hay bày tỏ những xích mích với các đồng nghiệp, thì thật không may, bạn đã tự đưa mình vào bẫy của nhà tuyển dụng rồi đấy. Từ những câu trả lời thiếu suy nghĩ đó, họ sẽ đánh giá không hề tốt về thái độ của bạn tại công ty cũ cho dù kiến thức của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa. Cách tốt nhất để trả lời cho câu hỏi này nên dựa vào các yêu cầu của công ty đang ứng tuyển để tìm một cơ hội tốt hơn để phát triển sự nghiệp tương lai.

        4. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi

Đây là dạng câu hỏi tuy đơn giản nhưng sẽ là một trong những yếu tố khiến nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn bạn hay không. Nếu bạn thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình về những kiến thức cơ bản của công ty thì sẽ là điểm trừ vô cùng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn muốn ứng tuyển vào công ty nhưng bạn không tìm hiểu bất kì thông tin nào về văn hóa cũng như những cột mốc quan trọng của công ty. Vậy làm sao có thể thấy được sự quan tâm và thái độ nghiêm túc của bạn dành cho công ty và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển? Đừng chủ quan bỏ quên câu hỏi đơn giản như thế này, bởi đây là cách để bạn cho thấy rõ nhất nguyện vọng hợp tác của mình dành cho công ty.

        5. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi

Nhà tuyển dụng sẽ không mong đợi bạn ca ngợi hết lời về những thành tích của công ty, điều họ muốn nhận được từ ứng viên đó là bạn có thể chỉ ra cho họ những điểm mạnh và nổi bật của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao bởi sự nghiêm túc và thái độ thật sự quan tâm tâm đến công ty. Câu hỏi này tuy đơn giản với nhiều ứng viên là bởi họ có thể thao thao ca ngợi hết lời về công ty, câu trả lời chắc chắn không sai nhưng bạn hãy nhớ, đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Vì vậy hãy cân nhắc thật kĩ để đưa ra câu trả lời của mình.

Những câu hỏi cực đơn giản nhưng chứa đầy ẩn ý trên từ nhà tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt cho câu trả lời của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không tinh tế trong cách trả lời thì cũng sẽ khiến bạn khó vượt qua được bất kì vòng phỏng vấn nào. Vì vậy để tự tin hơn trong các buổi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian chuẩn bị thật tốt cho bất kì những câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng nhé! Chúc bạn thành công.