Chuyện công sở: “Tôi đi tìm việc, chứ không xin việc”

“Ra trường xin việc ở đâu vậy em?”, “Giỏi nhỉ, mới đó mà xin được việc rồi”, “Em đến đây để xin việc ạ!”….. Đây là những câu nói phổ biến mà chúng ta vẫn thường xuyên nghe đúng không nào? Và có bao giờ bạn ngẫm nghĩ nó có gì đó không ổn hay không nhỉ?

Chuyện công sở: “Tôi đi tìm việc, chứ không xin việc”

Trong từ điển Tiếng Việt Việt Nam, “xin” có nghĩa là ngỏ ý mong người khác cho cái gì hoặc cho phép làm điều gì trong khi “tìm” được hiểu là cố làm sao lấy được, có được một cái gì đó. Như vậy, về căn bản theo ý nghĩa từ ngữ, “xin việc” không giống “tìm việc”. Nếu “xin việc” là hành động ngỏ ý với nhà tuyển dụng để có thể có được công việc đó thì “tìm việc” là hành động chúng ta kiếm và lựa chọn một trong số nhiều công việc sao cho phù hợp với bản thân. Trên thực tế, Chúng ta đang tìm việc chứ không phải xin việc!

Trong thị trường lao động rộng lớn, luôn tồn tại cầu nối nơi hoà hợp giữa những điểm tương đồng, sự phù hợp giữa những gì ứng viên có (chất xám, năng lực và sự gắn bó, mức độ cống hiến, đam mê công việc, …) và những gì nhà tuyển dụng cần (sự phát triển của công ty, lợi nhuận, …). Hay nói cách khác, đó là một mối quan hệ hai chiều  tác động qua lại lẫn nhau một cách chặt chẽ, nơi thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích khác nhau của đối phương. Người ta nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!”. Chỉ khác nhau một tí xíu về cách dùng từ thôi, cũng có thể để lại những hệ quả nhỏ bé đến nghiêm trọng. Tương tự, khi có sự khác nhau về mức độ uy thế giữa hai khái niệm “xin” và “tìm” sẽ nảy sinh ra những vấn đề, vì vậy chúng ta cần thiết phải sử dụng đúng từ ngữ.

Tâm thế “xin việc” khiến chúng ta yếu thế, nhỏ bé

Một hiện tượng có thể thấy rõ đó là khi chúng ta tự mặc định chúng ta đang “xin việc”, chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta yếu thế, dường như đang khát khao thứ gì đó lớn lao và mong muốn được chấp nhận. Và những nhà tuyển dụng là những bề trên, người làm chủ còn chúng ta phải giữ thái độ khép nép, chịu mọi sự bố trí, sắp đặt của họ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm và không thể hiện được hết khả năng của bản thân trong công việc, điển hình là trong những buổi phỏng vấn. Điều đó ngăn cản chúng ta tiến gần hơn với đam mê, con đường sự nghiệp của mình.

Phần đông chúng ta, nhất là sinh viên mới ra trường, thường lựa chọn cách khúm núm, kiêng nể và khiêm nhường, cố gắng tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng dưới thái độ ngoan hiền, lễ phép. Đúng là chúng ta luôn phải giữ thái độ kính trên nhường dưới đối với các vị tiền bối, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn xem họ quá to lớn và uy thế. Điều đó sẽ vô tình làm giảm giá trị của chúng ta. Mối quan hệ giữa ta và nhà tuyển dụng là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, không một ai phải ban ân huệ cho ai. 

Tâm thế “xin việc” làm lệch lạc nhận thức, cách nhìn

Vấn đề tiếp theo đó chính là sự hình thành trong nhận thức, tư duy một bộ phận người Việt bị động, phụ thuộc. Từ lâu đã hình thành trong tâm trí người Việt quan niệm người có tiền là có quyền, và chúng ta cho doanh nghiệp – những người có tiền, có số vốn và có thể chi trả thu nhập hàng tháng để chúng ta trang trải cuộc sống – cái quyền ưu tiên hơn, được phép đánh giá, phán xét chúng ta như một người đầy tớ, “làm công ăn lương”. Thực chất, khoản tiền lương ấy chỉ là công cụ trao đổi, trung gian thanh toán mua bán chất lượng lao động là chất xám hoặc công sức, thời gian của chúng ta, chứ không phải là thứ có thể quyết định vị thế và quyền hạn. Chúng ta sẽ dễ dàng thỏa hiệp với những yêu cầu của đối phương trong khi nó chưa thực sự tối ưu hoá công bằng giữa hai bên. Và điều đó còn nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực như chán nản, thất vọng, cam chịu và liên tục kêu than về thế giới này. Hậu quả là người đi làm thường xuyên cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại và “nhảy việc” là một trào lưu phổ biến hiện nay mà nguyên do sâu xa của nó xuất phát từ vấn đề sử dụng ngôn từ này.

Thay vì chúng ta sử dụng khái niệm “xin việc” như một điều tất yếu, hãy tìm lại sự công bằng cho thị trường lao động!

Thị trường việc làm hiện nay đã có nhiều điều đổi khác. Thế giới luôn vận hành và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sinh ra và lớn lên giữa thời đại công nghệ 4.0 đột phá và nhiều thay đổi đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thiện và tạo cho bản thân những năng lực nổi bật. Đồng thời, chúng ta phải tạo vị thế riêng cho mình trong chính tiếng nói của mình! Dám lên tiếng và dám khẳng định, từ những điều nhỏ nhặt nhất và trong tuyển dụng cũng là một điều quan trọng. Tuyển dụng là cơ hội về việc làm, nhưng nó cũng phản ánh cơ hội phát triển của doanh nghiệp và quyền lợi của bạn. Đôi khi chính thái độ thẳng thắn, nhưng biết chừng mực của bạn lại là một điểm cộng khá khen trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

Tuy nhiên, để tạo được sự công bằng cũng như tiếng nói bản thân có giá trị, hãy tạo ra giá trị cho bản thân trước. Trau dồi, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sẽ giúp chúng ta tự tin thể hiện khả năng và đề đạt mong muốn, nguyện vọng của bản thân và mức lương, định hướng về công việc mà bạn ứng tuyển. Chúng ta bán sức lao động của chính mình để đổi lại mức lương, chế độ phúc lợi tương xứng. Do đó, đừng quá đề cao bản thân, không được kiêu căng, ngạo mạn và cũng đừng hạ thấp giá trị bản thân mình như đang đi xin xỏ một thứ gì đó. Nếu không có những người lao động như bạn, doanh nghiệp cũng không thể độc quyền vận hành và lớn mạnh.

Một doanh nghiệp tốt sẽ là người bạn cùng đồng hành với bạn, tôn trọng bạn chứ không phải bề tôi hay giai cấp thống trị có thể chèn ép bạn. Mối quan hệ cân bằng sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của cả bạn và công ty. Nếu bạn là người tìm việc, hãy hành động và thể hiện đúng bản chất của “tìm việc”, tức là xem xét mức độ phù hợp giữa năng lực bạn có và cái doanh nghiệp cần. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, hãy tôn trọng ứng viên và tạo mối quan hệ công bằng để cùng đồng hành, cộng tác phát triển. 

— HR Insider —

Ước gì tôi biết điều này sớm hơn trước khi nhảy việc

Có người nói thay đổi công việc giống như một canh bạc, nếu sơ suất sẽ đẩy bạn vào con đường tăm tối. Ngược lại, khi bạn biết cách hoạch định “ kế hoạch nhảy việc” và chuẩn bị một tâm lý đúng đắn thì sự thay đổi công việc chỉ là bước khởi động lại sự nghiệp theo đúng quỹ đạo bạn đã vạch sẵn cho mình. Vậy nhảy việc như một “canh bạc” hay là “bước tiến mới trong sự nghiệp” phụ thuộc phần lớn vào định hướng nghỉ việc của bạn. Thay vì nhảy việc một cách tự phát để rồi nhìn lại sai lầm ban đầu của mình và thốt lên “giá như” thì hãy cùng lắng nghe bí quyết nhảy việc sau đây nhé.

Ước gì tôi biết điều này sớm hơn trước khi nhảy việc

Tại sao bạn muốn nhảy việc ?

 Khi đọc tới bài viết này, tôi chắc chắn biết bạn đã quá chán ngái với công việc hiện tại, nhưng tại sao tôi vẫn muốn bạn xem xét lại lý do nghỉ việc ? 

Bởi vì chúng ta không còn quá nhỏ để phụ thuộc vào gia đình, mỗi sự thay đổi trong cuộc đời giống như bước ngoặt đòi hỏi mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với nó. Nếu bạn muốn nhảy việc chỉ vì: đường đi làm quá xa, hoặc ở đó có đồng nghiệp bạn không thích,… mà không xét tổng thể lợi/hại khi nghỉ việc thì đây quả thật là lý do ấu trĩ. Tôi vẫn luôn tâm đắc một câu nói “ trẻ gian truân để già khỏi rơi nước mắt”, chính vì thế mỗi sự chịu đựng của bạn nếu có thể đánh đổi để mang về được một kinh nghiệm quý báu cho bản thân thì đây là cái giá xứng đáng phải trả. Nếu ngược lại, bạn cảm thấy công việc không có hướng thăng tiến, đây là một công việc không phù hợp, hoặc công việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bạn không thể cống hiến lâu dài thì sự dứt áo ra đi là lựa chọn cần thiết cho bạn.

Lên kế hoạch cho sự thay đổi

Để có thể “ bách chiến, bách thắng” khi đổi việc, trước hết bạn nên khảo sát yêu cầu công việc và nhu cầu tuyển dụng hằng năm như thế nào. Việc này giúp bạn đầu tư kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng và lựa chọn chính xác mốc thời gian nghỉ việc tại công ty cũ.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn chỉ đang làm công việc của một hành chính nhưng muốn chuyển đổi sang công việc hành chính – nhân sự nhưng bạn hoàn toàn chưa có bất kì kiến thức hoặc hiểu biết gì về nghiệp vụ của một nhân sự thì đứng trên phương diện của nhà tuyển dụng việc trao cơ hội cho bạn như việc mua một tờ vé số khi tỉ lệ thất bại quá cao. Hơn thế nữa, trong năm luôn có những mùa tuyển dụng nhất định, nếu bạn nghỉ việc vào thời gian nhân sự công ty đang ổn định sẽ khiến bạn rất khó tìm được một việc tốt ở môi trường khác. 

Chính vì thế, việc xác định vị trí công việc bạn thích yêu cầu những gì và thời gian nào phù hợp để tìm việc là bước đầu tiên những đầy tính tiên quyết cho con đường nhảy việc của bạn chông gai hay trải đầy hoa hồng.

Tìm người thừa kế công việc

Dù là vì “ trách nhiệm công việc” hay vì chính bản thân thì việc tìm một người thay thế bạn trước khi nghỉ việc là điều vô cùng cần thiết. Không có vị trí nào là không thể thay thế, nhưng nếu bạn làm không tốt bước này sẽ để lại hệ lụy về sau:

Để lại ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp cũ. Bởi vì khi dứt áo ra đi công việc của bạn chưa được bàn giao cho ai cả, điều này lại ảnh hưởng đến đồng nghiệp ở lại. Họ sẽ cho rằng bạn vô trách nhiệm và sếp cũ sẽ có đánh giá không tốt về bạn. Một số ngành có thể kiểm tra thông qua phần mềm hoặc đánh giá từ đồng nghiệp/sếp cũ của bạn. Thế nên, thay vì chuyện đến chân mới tìm cách giải quyết thì hãy thu dọn tàn cuộc trước khi dứt áo ra đi.

Rắc rối khi thất lạc đồ đạc/ hồ sơ tại công ty bởi không một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Nếu đó là một hồ sơ quan trọng mà bạn quản lý trước đó, công ty sẽ yêu cầu bạn chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng. 

Thực tế, vô vàng những tình huống có thể xảy ra nếu nghỉ việc không thông báo trước, thế nên hãy cẩn thận thông báo sớm 1 tháng trước khi thôi việc và đồng thời cho công ty có thời gian tìm kiếm người thay thế bạn nhé.

Bí kíp phỏng vấn xin việc

Hãy coi phỏng vấn như buổi hẹn hò, bạn càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu thì kết quả nhận lại càng tốt bấy nhiêu. Trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu, bạn cần có thời gian tìm hiểu về thông tin công ty, yêu cầu vị trí bạn ứng tuyển, những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn,…Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào buổi phỏng vấn chính thức.

Bí kíp bên lề

Sau khi nghỉ việc nhất thời bạn chưa tìm được công việc mới thì hãy yên tâm vì bạn còn có những dự bị khác như:

 Bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi nghỉ việc, bạn sẽ được công ty chốt sổ BHXH và gửi lại quyết định nghỉ việc. Hãy làm hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp khi bạn cảm thấy khó khăn và cần sự hỗ trợ từ nhà nước.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Đóng từ đủ 12 tháng  đến 36 tháng : được hưởng 3 tháng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Đóng đủ 12 tháng thì được hưởng 1 tháng thất nghiệp, tối đa không quá 12 tháng.

Công việc freelancer

Trong quá trình chờ đợi công việc mới, bạn có thể đăng ký làm một freelancer chuyên nghiệp kiếm thêm thu nhập như: viết lách, headhunter, bán hàng online, làm mẫu ảnh,…

Tất cả những công việc trên là kế tạm thời giúp bạn yên tâm hơn trong khoảng thời gian chuyển mình cho công việc mới.

Trong công cuộc tìm việc ai cũng có những sai lầm nhất định, và tôi cũng từng rất chông chênh trên con đường tìm việc của mình. Sau những sai lầm từng trải, tôi ước gì mình sớm nhận ra thiếu sót và rèn giũa bản thân tốt hơn. Vì thế, hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm rút ra từ quá khứ của tôi sẽ phần nào giúp các bạn định hướng đúng đắn trước khi nhảy việc.

— HR Insider —

Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

Trong mỗi chúng ta, ai cũng ấp ủ cho mình đam mê và hoài bão riêng. Nhưng đứng trước áp lực cuộc sống, mấy ai giữ vững được quyết tâm rực lửa ban đầu. Không ít lần tôi từng nghe câu nói nửa đùa nửa thật “ Tôi đi làm vì đam mê” của anh đồng nghiệp. Trong đầu thoáng chút buồn, đam mê khi điều kiện kinh tế không cho phép chẳng khác nào “tên ăn mày nuôi quyết tâm làm vua”. Đây không phải suy nghĩ của riêng tôi mà hầu hết các bạn trẻ hiện nay vẫn luôn bâng khuâng: Liệu nên đi làm vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê ?

Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

Sở dĩ câu nói này trở thành chủ đề tranh cãi vì mỗi cá nhân đều có lí lẽ riêng và tranh đấu bảo vệ quan điểm của mình. Khi doanh nghiệp luôn khuyến khích nhân viên theo quan điểm “làm việc vì đam mê” nhưng trên đường đua của mơ ước không ít bạn trẻ “mất lái” hoặc buộc phải dừng lại vì áp lực tài chính. Từ đó hình thành nên quan điểm đam mê không hái ra tiền cũng như vớt trăng dưới nước, mãi mãi chỉ là giấc mộng của riêng bạn. Có thể dễ dàng thấy, các bạn trẻ hiện nay khi vừa ra trường đều đua nhau tìm việc có mức lương cao nhưng thất bại vì không cạnh tranh nổi. Một số lại tự kinh doanh nhỏ lẻ vẫn thất bại vì đối thủ quá mạnh, bản thân chưa tạo được dấu ấn riêng cho sản phẩm. Quyết tâm kiếm tiền thất bại, theo đuổi đam mê vẫn không xong. Vậy nguyên nhân chính do đâu ? Hãy cùng tôi đi sâu vào vấn đề này nhé.

Liệu bạn có đang theo đuổi đam mê theo hướng đúng đắn ?

Tôi luôn đánh giá cao những người có ước mơ cho riêng mình. Vì chỉ khi có mục tiêu yêu thích, con người ta mới phấn đấu hết mình để đạt được. Nhưng bạn nên nhớ, mục tiêu không nên xa rời với thực tại. Ví như, trẻ con 7 tuổi thì nên học chương trình giáo dục tiểu học, nếu bạn buộc chúng phải học chương trình đại học thì điều gì sẽ xảy ra ? Chắn chắn bọn trẻ sẽ không theo kịp và bỏ cuộc giữa chừng.

Từ đó cho thấy, sai lầm bắt nguồn từ việc định hướng và lên kế hoạch cho ước mơ của bạn. Trong những bước chân chập chững ban đầu luôn có những khó khăn nhất định, mỗi việc trải qua, mỗi lần vấp ngã đều sẽ cho ta những kinh nghiệm quý giá. Từ những “bí quyết”  tích lũy riêng sẽ dần hình thành nên chiếc áo giáp cứng cáp hỗ trợ bạn trên con đường theo đuổi đam mê. Đến đây có thể bạn đang nghi ngờ “đam mê liệu có thể biến thành tiền ?”

Bạn nên nhớ mức thu nhập của hiện tại chưa chắc sẽ là giới hạn tài chính của cuộc đời bạn. Khi thực sự làm công việc mình thích, bạn sẽ dành thời gian đầu tư và tìm hiểu sâu hơn, từ đó vô hình chung nâng cao giá trị của bản thân. Khi kho tàng kinh nghiệm lớn dần sẽ là đòn bẩy tài chính vững chắc cho bạn. Từ đó, thành công sẽ gõ cửa chỉ cần bạn biết cố gắng.

Ngược lại, nếu bạn đem tiền là tiêu chí hàng đầu thì đâu là giới hạn của bạn. Khi tuổi tác, sức khỏe ngày càng đi xuống, bạn có chắc chắn mình đã đạt được tài chính như mong muốn. Hơn thế nữa, liệu bạn có thể làm mãi một công việc mà mình không thích ? Điều đó chẳng khác nào cố sống bên cạnh người mình ghét, liệu bạn có hạnh phúc chăng ? 

Vốn dĩ ranh giới giữa đam mê và kiếm tiền rất mong manh. Nếu bạn biết hoạch định cuộc đời mình và lên kế hoạch cụ thể thực hiện ước mơ. Bạn hoàn toàn có thể chọn công việc mơ ước với thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống. Đừng kì vọng quá cao vào những phút đầu bước đi. Nên nhớ đây là khoảng thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng sẽ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho thành công về sau.

Bí quyết giữ vững ngọn lửa đam mê

Không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, vì thế bạn đừng vội chán nản khi gặp thất bại. Khi đối mặt với thử thách, hãy nhớ đến mục tiêu đã đặt ra và cố gắng vượt qua. Thực chất, những khó khăn, trắc trở lúc ban đầu chỉ rèn luyện thêm bản lĩnh giúp bạn vượt qua sóng gió. Đây sẽ là hành trang trên con đường chinh phục ước mơ. Ngoài việc đặt mục tiêu cho bản thân, bạn cần sáng suốt lựa chọn, biến ước mơ thành bàn đạp cho những bước tiến sau này.

Tuổi trẻ không có ước mơ chẳng khác nào sa mạc khô cằn. Bạn chỉ có một lần duy nhất được sống trong đời. Vì thế, hãy sống và cháy hết mình với đam mê tuổi trẻ để mỗi một giây phút trôi qua đều có ý nghĩa. Dù tương lai chưa biết thế nào, nhưng bạn đã thành công tận hưởng và làm chủ được cuộc đời mình.

Thực tế cho thấy, giữa kinh nghiệm, đam mê và tiền tuy khác nhau nhưng đều có mối liên kết nhất định không thể tách rời. Để đam mê trở thành hiện thực bạn phải có kinh nghiệm nhất định. Vì thế khi còn trẻ hãy tích cực học hỏi tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Đây là tiền đề giúp ước mơ của bạn được hiện thực hóa và tài chính cũng từ đó sẽ khá lên ít nhiều. Vì thế, hãy khéo léo dung hòa chúng. Đừng sống như một cỗ máy kiếm tiền, mà hãy dùng kinh nghiệm và đam mê làm công cụ gặt hái ra tiền.

— HR Insider—

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống

Chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn giữa tham công tiếc việc (Workaholic) và làm việc chăm chỉ. Người làm việc chăm chỉ coi công việc là một phần của cuộc sống còn người tham công tiếc việc coi công việc là cả cuộc sống.

workaholic

Workaholic là cụm từ dùng để chỉ những “người của công việc”, họ làm việc không ngừng nghĩ và thậm chí hy sinh cuộc sống, thú vui cá nhân cho công việc. thực sự gắn bó với công việc đang làm, dù họ thích hay không thích công việc đó hay dù họ có áp lực thế nào đi nữa. 

Nếu bạn từng xem bộ phim kinh điển “The Devil Wears Prada” chắc không còn xa lạ với lối sống này. Một cuộc sống chỉ có công việc 24/24 đều dùng tâm trí nghĩ về công việc. Vậy nên, họ thường trải qua cảm xúc tiêu cực như lo lắng và tội lỗi khi không làm việc. Điều này cũng khiến họ quay cuồng trong công việc, dần dần xa rời khỏi các mối quan hệ như gia đình, người thân, bạn bè và kể cả chính bản thân mình. 

Cuộc sống cá nhân là thứ “xa xỉ” với những người có lối sống workaholic

Nhịp độ làm việc xuyên suốt, việc làm và việc làm, không có thời gian để nghĩ đến bất kỳ điều gì khác, chính là cách sống đặc trưng của workaholic. Dường như họ bị ám ảnh với mục tiêu trở thành những doanh nhân thành đạt, vươn tới thành công và gương mặt phải luôn thể hiện sự năng nổ, tích cực. Với họ, tham vọng đó không còn là mục tiêu phấn đấu mà là phương châm sống.

Tuy nhiên, một cuộc sống chỉ xoay quanh công việc và công việc liệu có đáng? Trong bộ phim kinh điển “The Devil Wears Prada“, hình ảnh nhân vật Andrea Sachs phần nào cho ta thấy câu trả lời. Trong phim có một câu nói rất kinh điển được tạm dịch là:“ Đến khi cuộc sống cá nhân của cô không còn nữa tức là công việc của cô đã có tiến triển.” 

Qua câu nói ấy bạn dễ dàng thấy được, giữa cuộc sống bộn bề, nếu bạn lựa chọn “toàn tâm toàn ý” với công việc điều đó đồng nghĩa bạn đã hi sinh cuộc sống cá nhân của mình. Trong câu chuyện của bộ phim, cô nàng workaholic Andrea để bước lên đỉnh cao của danh vọng cô đã bận đến mức một bữa ăn “tử tế” với bố cũng không có thời gian, bạn bè xa lánh đến cả sinh nhật người yêu cô cũng không có thời gian gặp anh. Và đó là cuộc sống điển hình của những người lựa chọn lối sống workaholic.

Cuộc sống không chỉ có công việc 

Cuộc sống của một người bình thường họ thường chỉ dành trung bình 8 đến 10 tiếng một ngày để làm việc ngoài ra thời gian còn lại họ sẽ dùng để thư giãn, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội, dành thời gian cho người thân, tập thể dục và chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, những thứ đó dường như không có trong “lịch trình” của những con người theo tiêu chí “sống để làm”. 

Bạn giành hầu hết thời gian cho công việc và hi sinh cuộc sống cá nhân kể cả sức khỏe chỉ để theo đuổi “sự thành công” trong sự nghiệp?

Công việc là một phần của cuộc sống chứ không phải là cả cuộc sống. Bạn cố gắng thức khuya dậy sớm, ăn vội vã những bữa ăn nguội lạnh và luôn bị áp lực bởi công việc để nhận được “trái ngọt” trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn đang coi thường sức khỏe bản thân và giết chết những mối quan hệ xã hội.

Theo một cuộc báo cáo cho thấy, những người thường làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 40-80% người thông thường. Ngoài ra, làm việc quá sức khiến cơ thể sản xuất hormone gây căng thẳng, nó ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ làm giảm trí nhớ và chức năng của não bộ. Làm việc nhiều giờ hơn mỗi ngày có thể khiến năng suất lao động giảm sút, giới hạn khả năng sáng tạo và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, căng thẳng.

Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh” – Những lời trăn trối cuối cùng của Steve Jobs cũng chính là bài học đắt giá nhất mà ông đã nghiệm ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Thật đớn đau thay khi bạn dành cả cuộc sống mình theo đuổi dòng tiền để rồi đến cuối đời lại phải dùng tiền đó để mua lại sức khỏe!

Chính lối sống “tạm bợ” này không chỉ khiến sức khỏe bạn giảm sút mà còn khiến bạn bỏ lỡ cuộc sống cá nhân.

Bất kì mối quan hệ nào cũng cần thời gian để vun đắp, đặc biệt là gia đình. Gia đình là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường chạy theo công việc mà quên mất gia đình. Bố mẹ là những người quan trọng, chúng ta càng lớn đồng nghĩa với thời gian của mình bên ba mẹ dần ít đi. Bạn mãi đuổi theo công việc, nhưng quên mất giành thời gian cho gia đình. Hãy dành thời gian bên những người yêu thương trước khi thời gian “cướp” lấy họ.

Mối quan hệ như một “cái cây” và thời gian chính là “phân bón”. Để một mối quan hệ dù là bạn bè, đồng nghiệp hay tình yêu, bạn cần dành thời gian để “chăm bón” cho nó.

Mối quan hệ còn đóng vai trò quan trọng trong con đường sự nghiệp. Phần lớn công việc của bạn là thông qua các mối quan hệ. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ nó sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Những mối quan hệ tốt nó sẽ mang lại cho bạn những kết quả bất ngờ mà không bao giờ bạn dám nghĩ đến.

Hơn hết, hãy thử nghĩ xem cuộc sống cô đơn không có người cùng chia sẻ sẽ “vô vị” đến mức nào. Các mối quan hệ xã hội như “món ăn tinh thần” giúp cuộc sống bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc. Vậy nên, hãy dành thời gian “chăm bón” cho nó nhé!

Góc nhìn của chính những Workaholic

Bộ phim “The Devil wear Prada” là một bộ phim kinh điển nói về lối sống workaholic và những mất mát mà họ phải đối diện khi lựa chọn “toàn tâm toàn ý” cho sự nghiệp. Andrea Sachs- trợ lí của tổng biên tập thời trang quyền lực nhất trong giới thời trang. Để làm tốt công việc này, cô đã phải từ chối những “cuộc vui” cùng hội bạn thân và dần cô không còn bạn bè. Cô còn không có thời gian để hẹn hò vào đêm sinh nhật của bạn trai khiến mối quan hệ của cô phải tan vỡ. Hơn hết, cũng chính vì quá bận rộn mà cô thậm chí không có một bữa ăn “tử tế” với người bố đã lâu không gặp. Đến cuối cùng, khi cô nhận được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng là lúc cô mất tất cả cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên cuối cùng, cô nàng đã lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hơn là một sự nghiệp rực rỡ nhưng cô đơn. 

Steve Job – cha đẻ của Apple, được biết đến như một người theo chủ nghĩa workaholic thực thụ. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc. Tuy nhiên, đến cuối đời thứ mà ông chia sẻ không phải khuyên người trẻ làm việc chăm chỉ hơn hay đam mê hơn mà là khuyên họ hãy tận hưởng cuộc sống và tìm kiếm hạnh phúc đừng theo đuổi theo đồng tiền và danh vọng. 

Cha đẻ của Apple đã qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy khi ông 56 tuổi. Ông đã để lại lời trăn trối trong một bức thư khuyên người trẻ về giá trị của cuộc sống.

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.

Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn.

Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất – “CUỘC ĐỜI BẠN”.

Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc – “CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN”.

Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng.

Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè…

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác.

Steve Job được xã hội nhận định là người thành công, tuy nhiên bản thân ông lại thấy mình thất bại. Từ 2 ví dụ điển hình trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng công việc là một phần của cuộc sống chúng ta có thể “đầu tư” thời gian và công sức cho công việc tuy nhiên cũng đừng quên rằng cuộc sống cần tận hưởng bởi vì chúng ta chỉ có 1 lần để sống. 

Công việc là một phần của cuộc sống không phải là toàn bộ cuộc sống

Nhìn chung, những bạn trẻ luôn theo đuổi công việc đều mong muốn đạt được thành công trong sự nghiệp nhưng định nghĩa thành công không chỉ có công việc lương cao chức lớn mới là thành công. Công việc cũng chỉ phục vụ cuộc sống.

Cuộc sống của người trưởng thành mãi loay hoay với 2 lựa chọn là sống để tận hưởng hay sống để làm việc. Bi kịch của người trưởng thành là “ Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống”. Người mải mê làm việc sẽ quên mất tận hưởng cuộc sống nhưng không đi làm thì tiền đâu để tận hưởng đây?

Chìa khóa của cuộc sống “đủ đầy” là phải cần bằng được giữa tiền và hạnh phúc giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Để làm được điều này bạn cần:

  • Quản lý thời gian

Trước tiên, bạn cần vạch mục tiêu, kế hoạch, thời gian để thực hiện. Quản lý thời gian khoa học trong ngày, tuân thủ theo thời gian biểu, nghỉ ngơi hợp lý để cuộc sống trở nên ngăn nắp và nhẹ nhàng hơn. Đừng nên tự tin hay cầu toàn quá mức, nếu gặp khó khăn hãy nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và người thân để giảm bớt áp lực và đảm bảo mọi việc vẫn thuận lợi.

  • Dành thời gian cho cuộc sống cá nhân

Tiền là công cụ để hỗ trợ cuộc sống vậy nên khi kiếm được tiền chúng ta nên tiêu tiền hợp lý. Bạn có thể gửi về cho gia đình hay thỉnh thoảng mua cho người thân những món quà bất ngờ. Hay đơn thuần mua những thứ mình thích như một món quà cho bản thân vì luôn cố gắng suốt thời gian dài.

Bạn cũng có thể chi một khoản tiền cho nhu cầu giải trí cá nhân. Một kỳ nghỉ chỉ một mình hay có sự đồng hành của gia đình, bạn bè đều là phương pháp giải tỏa căng thẳng, stress hữu hiệu nhất. Thời gian xả stress, thư giãn sẽ giúp bạn có những cách nhìn mới mẻ, tìm ra hướng giải quyết và nạp lại năng lượng cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư học và rèn luyện bản thân bằng việc đăng ký khóa học ngắn hạn hay đọc sách. Đầu tư cho bản thân luôn là khoản đầu tư “đáng tiền” nhất. Việc học thêm có thể giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ tốt cho công việc. Ngoài ra bạn có thể học những bộ môn yêu thích như đàn, hát, nhảy, vẽ,… việc này giúp bạn không chỉ có thêm “tài lẻ” mà còn là phương pháp giải tỏa áp lực công việc hữu hiệu. 

  • Nuôi dưỡng sức khỏe 

Sức khỏe là yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể làm được gì cả. Vậy nên, hãy quan tâm sức khỏe mình hơn nhé. Sức khỏe tinh thần và cả sức khỏe thể chất đều cần bạn chăm sóc.

Dành thời gian tập luyện mỗi ngày, ăn uống khoa học (ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ dinh dưỡng) và giấc ngủ cũng rất quan trọng đây nhé! Để có một giấc ngủ “chất lượng” bạn hãy cố giữ tinh thần “khỏe mạnh”. Ngủ đúng giờ và đủ giấc rất quan trọng. Việc ăn và ngủ hợp lí không những tốt cho sức khỏe bạn mà còn giúp bạn có tinh thần tốt ảnh hưởng tích cực đến năng suất công việc của bạn.

  • Giữ tinh thần lạc quan

Lạc quan là chìa khóa hạnh phúc. Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo cả. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, có người nói rằng họ tin vào may mắn nhưng may mắn sẽ không phải lúc nào cũng đến với họ nhưng cũng không phải lúc nào bạn cũng gặp những khó khăn. Chỉ cần bạn luôn có tinh thần phấn đấu luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi việc, tích cực trong suy nghĩ thì bạn sẽ biến hóa được cuộc sống theo ý của mình. Để có tinh thần lạc quan bạn hãy tập suy nghĩ tích cực. Ngoài ra, bạn có thể tập thiền và cởi mở với mọi người xung quanh để giải tỏa áp lực công việc, cảm xúc tiêu cực.

Chuck Feeney – Nhà sáng lập chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS) có câu nói nổi tiếng: “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời” 

Vậy nên, hãy trân trọng cuộc sống đừng mải chạy theo đồng tiền và sự nghiệp. Chúng ta không nhất định phải thành công theo quan điểm thành công của xã hội. Sống một cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh cũng là thành công.

— HR Insider —

Tầm quan trọng của việc giao tiếp trong công sở

Đạt hiệu quả khi giao tiếp trong công sở là điều mà rất nhiều người đi làm hướng đến. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều mà cần có sự quyết tâm và kiên trì thực hiện các cách ứng xử văn minh nơi công sở.

giao tiếp trong công sở

Bất kỳ công ty nào cũng mong muốn tạo ra một môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thúc đẩy năng lực và sự cống hiến của nhân viên. Mỗi cá nhân nhân viên cũng là một yếu tố góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín và thương hiệu của công ty. Và kỹ năng giao tiếp trong công sở chính là viên gạch đặt nền móng cho những sự phát triển đó.

Tầm quan trọng của giao tiếp trong công sở

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại rất nhiều mối quan hệ theo các mức độ khác nhau và giao tiếp là chìa khóa để ta duy trì và xây dựng các mối quan hệ này. Khi giao tiếp thành công là lúc thông điệp được truyền tải hiệu quả, đồng thời tâm tư, nguyện vọng và sự thấu hiểu lẫn nhau giữa đồng nghiệp, bạn bè cũng ngày càng thắt chặt.

Trên thực tế, giao tiếp trong công sở còn có nhiều lợi ích hơn chúng ta thường nghĩ. Nó giúp đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, không ganh tị, không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Giúp mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng dần thu hẹp khoảng cách vô hình. Nhân viên có thể thoải mái đóng góp ý kiến, thẳng thắn nhìn nhận sai lầm và sếp sẽ thấu hiểu điều khó khăn của nhân viên. Có như vậy, tổ chức chỉ tồn tại những cá thể nhiệt tình, sẵn sàng làm việc, không ai vì tư lợi, không ai vì ghét mà “chơi xấu” nhau, ngày càng đoàn kết và hưng thịnh.

Đối với cá nhân, giao tiếp ứng xử tốt còn mang đến cho bản thân sự tự tin. Tự tin giúp chúng ta dấn thân nhiều hơn, nắm bắt cơ hội phát triển trên con đường sự nghiệp. Tinh thần cũng trở nên tích cực, phấn chấn vì luôn có những đồng đội hiểu nhau và chân thành. Vị trí của chúng ta trong lòng mọi người cũng được củng cố, từ đó lời nói sẽ được chú ý hơn.

Một số cách cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công sở

Tôn trọng lẫn nhau

Điều đầu tiên nếu muốn giao tiếp trong công sở tốt chính là sự tôn trọng. Khi chúng ta tôn trọng người khác, thì chúng ta mới được người khác tôn trọng. Tôn trọng giúp xóa bỏ khoảng cách, kéo mọi người gần nhau hơn. Hơn nữa, cũng nên học cách tôn trọng sự khác biệt trong tôn giáo, văn hóa và cách làm việc. Như thế chúng ta sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, có nhiều đồng nghiệp chân thành và bạn bè thân thiết.

Hạn chế cái tôi và lắng nghe để thấu hiểu

Giao tiếp trong công sở không đơn thuần là kẻ nói người nghe. Nếu dừng ở mức nghe thôi vẫn chưa đủ mà phải lắng nghe để thấu hiểu. Lắng nghe giúp tăng sự tương tác, trao đổi và nắm bắt thông điệp của đối phương nhanh chóng. Trong quá trình đó, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí người khác, để cố gắng hiểu được suy nghĩ từ phương diện của họ. Không nên đề cao cái tôi của bản thân mà bốc đồng, cười cợt, nói lời không hay hoặc chế giễu họ.

Sẵn sàng giúp đỡ

Để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đừng ngại mở lòng, giúp đỡ họ khi cần thiết. Khi giúp đỡ nhau cũng là một cơ hội để sẻ chia, cởi mở và trở nên thân thiết hơn. Và nếu bạn cần giúp đỡ về sau, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thậm chí, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn cho đi.

Không nên nói xấu đồng nghiệp

Lời đồn thổi, bịa đặt nói xấu đồng nghiệp, sếp chính là một điểm trừ vô cùng lớn trong kỹ năng giao tiếp. Nó khiến chúng ta đánh mất sự tin cậy và hình ảnh trở nên xấu đi trong mắt người khác. Một nguyên tắc rằng, dù bạn có thích hay không thích bất kỳ ai, tuyệt đối không được kéo phe phái nói xấu, tẩy chay họ. Điều này chỉ càng chứng minh bạn là người thích thị phi, thiếu chuyên nghiệp. Hãy mạnh dạn góp ý trên tinh thần tích cực, để họ thay đổi tốt đẹp hơn.

Đừng tiết kiệm lời khen

Nếu đồng nghiệp làm tốt, chúng ta đừng nên ganh ghét, nói lời mỉa mai hay có ý nghĩ nếu là mình làm sẽ tốt hơn rất nhiều. Ngược lại, bạn cần dành cho họ lời khen, khích lệ chân thành, cùng chia sẻ niềm vui với nhau. Có như vậy, quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp mới được duy trì lâu dài.

Qua bài viết trên, tin chắc các bạn đã nhìn ra được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công sở. Hy vọng bạn sẽ gặt hái được nhiều điều như ý trong cuộc sống lẫn sự nghiệp khi cải thiện kỹ năng này.

— HR Insider —

Bí quyết cải thiện kỹ năng giao tiếp dành cho dân công sở

Trong cuộc sống hiện đại, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, không chỉ là cầu nối gắn kết các mối quan hệ, mà nó còn là chìa khóa dẫn lối thành công trong mọi lĩnh vực. Vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp?

cải thiện kỹ năng giao tiếp - HR Insider

Giao tiếp không chỉ đơn giản là nghe và đáp lời, mà nó còn là cả nghệ thuật để con người hiểu nhau hơn. Hơn nữa, nó còn đem đến nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới trong sự hoàn thiện bản thân. Vì thế, hãy dành thời gian để học hỏi, trau dồi và cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

1. Tại sao bạn cần phải cải thiện kỹ năng giao tiếp?

Trong môi trường công sở, kỹ năng giao tiếp làm thúc đẩy hiệu suất công việc, giúp bạn mở rộng con đường thăng tiến và đôi khi còn gỡ một số rắc rối một cách dễ dàng. Chính bởi giao tiếp tốt sẽ làm mối quan hệ giữa bạn với các đồng nghiệp, cả cấp trên càng thêm gắn kết. Từ đó, mọi người hiểu nhau hơn, dễ trao đổi và bày tỏ quan điểm cá nhân, công việc cũng ngày càng suôn sẻ.

Ngoài ra, khi cải thiện kỹ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết trong tổ chức sẽ càng tăng. Những điểm mạnh của bạn sẽ càng được phát huy và điểm yếu sẽ được khắc phục nhờ vào sự thấu hiểu và trợ giúp lẫn nhau. Cũng nhờ vào giao tiếp khéo léo, mà có thể bạn sẽ mang về những dự án lớn, hợp đồng được tán thưởng, hoặc một cơ hội hợp tác bên ngoài, giúp tài chính và cả lộ trình nghề nghiệp luôn rộng mở.

2. Các bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp

Chủ động lắng nghe

Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, đầu tiên bạn phải biết lắng nghe. Lắng nghe ở đây chính là tập trung, quan tâm chân thành đến vấn đề người khác nói, đừng lơ là hay để tâm đến việc khác khi người khác đang trình bày. Cùng với đó, bạn nên kết hợp với cử chỉ cơ thể như cười, gật đầu, ánh mắt thấu hiểu và suy nghĩ. Hãy nghĩ xem, nếu ai đó luôn lắng nghe bạn nói, bạn có thích hay không và có luôn tin tưởng vào họ hay không.

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Mọi ánh mắt, dáng đứng, biểu cảm gương mặt, động tác tay… đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc trò chuyện. Vì vậy, hãy chú tâm vào ngôn ngữ cơ thể, điều chỉnh chúng cho phù hợp như nhìn vào mắt khi nói, mỉm cười, thể hiện sự tán đồng, luôn đứng hướng về họ…

Điều khiến cảm xúc

Bạn biết không, ngoài mục tiêu truyền đạt thông tin, thì đỉnh cao của kỹ năng giao tiếp chính là sự thấu hiểu. Có những điều không nói bằng lời, nhưng thông qua cảm xúc, ta vẫn có thể hiểu được. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu cảm xúc người đối diện và điều khiển cảm xúc của mình cho phù hợp khi trò chuyện. Đừng để cảm xúc chi phối mà làm hỏng một mối quan hệ đáng ra đã có thể thân thiết hơn. Chẳng hạn như, đừng nên giận cá chém thớt hay người khác đang rất buồn nhưng bạn lại vui vẻ hay người khác cần được tư vấn tận tình thì bạn lại trên đùa, giễu cợt…

Cách sử dụng ngôn từ

Chọn lọc từ ngữ và thể hiện chúng cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Khi bạn thiếu tự tin, nói quá nhỏ hoặc nói qua to như quát tháo, nói rất nhanh… đều khiến người nghe khó nắm bắt điều bạn muốn nói và đôi khi khiến người khác khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh, vai vế để không bị nhận xét là người bất lịch sự, thiếu tế nhị.

Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được vai trò của kỹ năng giao tiếp và bí quyết để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả đúng không nào? Vì thế, dù bạn đang làm trong bất cứ lĩnh vực nào, cũng hãy trau dồi và thực hành mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng mềm này, để trang bị cho mình sự tự tin và vững bước trên lộ trình sự nghiệp nhé!

— HR Insider —

Các nguyên tắc làm việc nhóm chốn công sở mà bạn nên biết

Làm việc nhóm thì ai cũng biết nhưng các nguyên tắc làm việc nhóm thì không phải ai cũng hiểu. Đừng để bị đồng nghiệp xa lánh chỉ vì không biết cách làm việc nhóm đấy!

các nguyên tắc làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng bắt buộc khi làm việc tại công sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trang bị hay sở hữu cho mình kỹ năng này và hiểu rõ các nguyên tắc làm việc nhóm. Việc duy nhất bạn phải làm chính là tìm hiểu nó và thay đổi bản thân. Sau đây là các nguyên tắc làm việc nhóm chốn công sở mà bạn nên biết.

1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm?

Làm việc nhóm là quá trình phối hợp làm việc của hai hoặc nhiều người trong cùng một tổ chức để hoàn thành một hạng mục công việc được giap. Công việc chung sẽ được chia nhỏ ra và phân chia cho từng người trong nhóm tùy theo vị trí, năng lực và sở trường của họ.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của kỹ năng làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng hơn nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất công việc và giảm tải công việc cho nhân viên. Làm việc nhóm sẽ giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm. Khi công việc được phân chia và chia sẻ cùng nhau, nhân viên sẽ cảm giác thoải mái, không bị căng thẳng như khi phải làm việc một mình.

Đồng thời, quá trình làm việc nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp từng thành viên bổ sung các khiếm khuyết cho nhau để hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài ra, làm việc nhóm còn giúp gia tăng sức sáng tạo trong công việc và tinh thần đoàn kết trong tập thể của nhân viên.

2. Tại sao bạn lại khó làm việc nhóm?

Người hướng nội

Nếu bạn thuộc tuýp người hướng nội thì phần lớn bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc nhóm tại công sở. Người hướng nội có khuynh hướng ít tương tác và bộc lộ suy nghĩ với mọi người xung quanh. Chính điều này sẽ khiến họ vướng phải rào cản khi giao tiếp và làm việc trong đội nhóm. Điều bạn cần làm chính là thay đổi suy nghĩ và hành động. Nhiều người hướng nội vẫn hòa nhập rất nhanh với mọi người và sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Người có mâu thuẫn với đồng nghiệp

Mâu thuẫn và xích mích với đồng nghiệp là điều không thể trách khỏi ở chốn công sở. Nhưng nếu người bạn mâu thuẫn lại là người thuộc nhóm của bạn thì thật khó để có thể làm việc chung một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hãy đặt lợi ích của tập thể và hiệu quả công việc lên đầu tiên. Bạn nên bỏ quên những bất đồng kia và làm việc với các thành viên một cách dung hòa nhất.

Người thích thể hiện bản thân

Người thích thể hiện bản thân thường rất ghét khi bị sắp đặt làm việc nhóm vì họ nghĩ thành tích cuối cùng sẽ không được công nhận xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Tuýp người này thường rất tự tin vào năng lực bản thân. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng có thể một mình thực hiện. Việc cố gồng mình để thể hiện giá trị bản thân sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập thể. Nếu bạn thuộc tuýp người này, hãy nhìn nhận lại giá trị từ việc làm việc nhóm mang lại và thay đổi cách hành động của bản thân.

3. Các nguyên tắc làm việc nhóm bạn cần biết

Tôn trọng ý kiến của các thành viên

Trong môi trường làm việc theo nhóm, sự tôn trọng là yếu tố rất quan trọng để quyết định kết quả cuối cùng của đội nhóm. Khi biết tôn trọng ý kiến của người khác, bạn sẽ rút ra nhiều ý tưởng hay cho bản thân và sáng tạo thêm vào cho công việc chung của cả nhóm để đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời, việc tôn trọng ý kiến các thành viên còn tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và công bằng nhất.

Lắng nghe và thấu hiểu

Khi làm việc nhóm, đừng giành phần nói để thể hiện bản thân. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện mình thông minh tài giỏi. Đôi khi, việc lắng nghe các thành viên để biết họ nghĩ gì, muốn gì, ý kiến của họ ra sao. sẽ mang đến nhiều giá trị hơn bạn tưởng. Lắng nghe không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Điều này tường chừng như đơn giản nhưng lại chính là chìa khóa giúp việc giao tiếp trong làm việc nhóm đạt hiệu quả.

Sự tin tưởng

Làm việc nhóm đồng nghĩa với việc các thành viên cùng hướng về một mục tiêu chung, cùng thực hiện theo một kế hoạch và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro khi có kết quả. Do đó, sự tin tưởng là điều quan trọng. Mỗi thành viên cần cam kết đặt trọn niềm tin vào các thành viên khác và thực hiện hết mình các kế hoạch công việc đã đặt ra. Điều này sẽ giúp tạo nên sức mạnh đoàn kết và gia tăng hiệu quả công việc tối đa.

Công sở luôn có các nguyên tắc làm việc nhóm mà bất cứ nhân viên nào cũng cần nắm rõ. Làm việc nhóm tốt sẽ mang đến những hiệu quả công việc bất ngờ. Hy vọng bài viết trên đã thay đổi cách nhìn nhận của bạn về kỹ năng làm việc nhóm nơi công sở nhé. Chúc bạn thành công!

— HR Insider —

Biết nhiều biết ít không quan trọng bằng BIẾT ĐIỀU!

Sinh viên mới ra trường kinh nghiệm không có, kiến thức không đủ vậy nhà tuyển dụng nhìn vào đâu để lựa chọn? Thái độ biết điều là mấu chốt!

IQ và EQ

Trong bức tranh tuyển dụng, đa phần các doanh nghiệp đều đòi hỏi ứng viên phải có trình độ và kinh nghiệm làm việc. Vậy thì, làm thế nào để các sinh viên mới ra trường có thể tìm được việc làm như mong muốn? Bí quyết chính là nằm ở hai từ “biết điều”.

Một trong những nhược điểm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường chính là thiếu kinh nghiệm, không có sự cọ xát thực tế. Nhiều bạn mới ra trường còn kỳ vọng rất lớn vào một doanh nghiệp tầm cỡ hoặc một vị trí cao mà quên bẵng đi những điều cần làm để đạt được điều đó. Ngược lại nhiều bạn lại quá mất tự tin vào bản thân mà đánh mất cơ hội. Vậy câu hỏi đặt ra là đối với ứng viên “non” kinh nghiệm thì hành trang cần chuẩn bị là gì? 

Biết nhiều không bằng Biết điều

Nếu bạn “non” kinh nghiệm thì đừng lo lắng vì thái độ là tất cả. Thái độ là yếu tố mấu chốt giúp nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Hơn 80% cấp bật quản lí chia sẽ rằng lí do họ cho nhân viên pass probation (qua vòng thử việc) là bởi thái độ biết điều. Hầu hết chúng ta dù đã dày dặn kinh nghiệm hay là mới ra trường thì khi bạn bước vào một công việc mới, lĩnh vực mới thì bạn như “một tấm chiếu mới”. Vậy nên, thái độ là thứ quyết định xem bạn có “đạt” tiêu chuẩn trong mắt nhà tuyển dụng không.

Biết điều ở đây chính là biết điều gì đúng, điều gì cần làm và ưu tiên thứ tự trước sau để tạo thành một kế hoạch, lộ trình làm việc hoàn chỉnh. Người biết điều hiểu và biết mình nên làm gì vào lúc nào, biết phải xử lí như thế nào cho khéo léo trong nhiều trường hợp khác nhau. Người biết điều là người có EQ – trí tuệ cảm xúc, cao.

Mặc dù, sinh viên là đối tượng sở hữu nhiều lợi thế như sức trẻ, sự sáng tạo, năng động, hoài bão… nhưng các bạn vẫn còn thiếu nhiều tố chất, trong đó có lòng can đảm. Bạn có biết điều gì giúp bạn có được kinh nghiệm hay không? Chính là làm việc. Kiến thức được học hoàn toàn khác biệt với công việc thực tế. Vậy nên, bạn đừng e ngại mình chưa đủ khả năng để làm thêm, bởi dù chưa hoàn thành chương trình học hay đã hoàn thành thì khi bắt đầu làm việc, bạn vẫn phải bắt đầu từ số 0.

Do đó, để tiết kiệm được thời gian xin việc cũng như nâng cao chuyên môn của bản thân, bạn hãy sẵn sàng và mạnh dạn đi làm thêm. Quá trình tìm việc làm của sinh viên càng được khởi động càng sớm càng tốt. Bạn sẽ học được những điều về kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn mà chỉ khi đi làm mới được tiếp xúc. Những điều này sẽ giúp bạn cạnh tranh với những ứng viên khác trong quá trình phỏng vấn. Hơn nữa, bạn còn có thể chứng minh bản thân, phát huy sở trường để đạt một số thành tích. Từ đó, hành trình tìm việc sẽ không còn sợ hãi khi đề cập đến yếu tố kinh nghiệm.

Người càng giỏi càng phải biết điều

Biết điều không chỉ là thái độ cần có ở người trẻ mà kể cả những “lão làng” cũng cần phải có. Bởi chúng ta đang sống ở một thế giới mà mọi thứ xung quanh biến đối nhanh đến chóng mặt mà người ta nói đùa rằng nếu bạn ngủ 1 giấc nhiều khi sáng mai bạn trở thành “người tối cổ”. Vậy nên, có những thông tin, kiến thức mà người dày dặn kinh nghiệm lại không nắm bắt kịp. Cho nên, luôn nhớ rằng dù bạn giỏi giang thành công đến đâu thì cũng cần nâng cấp bản thân nếu không muốn bị “lỗi thời”.

Ngoài ý nghĩa trên, “biết điều” còn là một cách để bạn xây dựng các mối quan hệ và nhận được sự yêu mến từ mọi người. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu trong công ty, bạn luôn đối xử hòa nhã, biết cho đi, biết đối đãi chân thành, thì bạn sẽ được yêu thương nhường nào. Đó còn chưa nói đến mọi người, kể cả sếp sẽ tôn trọng và giúp đỡ bạn ra sao khi bạn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu bạn là người không biết điều, hành xử không chuẩn mực, là chuyên gia thị phi, thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào trường hợp bị cô lập, bị ghen ghét, dù bạn có đưa ra yêu cầu hỗ trợ đồng nghiệp cũng có những lý do để chối từ.

Thử nghĩ mà xem nếu bạn là giám đốc của một công ty nhưng tính tình lại trịch thượng, soi mói liệu nhân viên có sẵn sàng cùng bạn cố gắng không? Đồng ý rằng hầu hết chúng ta đi làm vì tiền nhưng tiền không phải tất cả. Nhân viên có thể chấp nhận lương thấp hơn nhưng môi trường làm việc tốt hơn, sếp “dễ chịu” hơn. Vậy nên, dù cho bạn là sếp thì nên nhớ rằng việc “đối nhân xử thế” rất quan trọng. Như câu: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Người biết điều quản lí tốt cảm xúc của mình không để nó ảnh hưởng đến công việc.

Vậy nên, không chỉ riêng với sinh viên mà với tất cả những người lao động, hãy rèn luyện tính “biết điều”  trong cuộc sống và công việc. Bởi biết đâu, có lúc chúng ta sẽ nhận được những cơ hội mới từ những mối quan hệ xung quanh nhờ vào sự biết trước biết sau của mình.

Biết điều không có nghĩa là làm hài lòng người khác

Nhiều người lầm tưởng biết điều là nịnh nọt, tuy nhiên, thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy lấy 1 ví dụ cụ thể để phân biệt người biết điều, người không biết điều và nịnh nọt nhé. Ở một công ty A, sếp B vì chuyện gia đình mà thường xuyên hằn hộc với nhân viên cho dù họ không làm gì sai. Người không biết điều sẽ không tìm hiểu nguyên nhân mà đi nói xấu sau lưng sếp gây chia rẻ nội bộ công ty. Người nịnh nọt sẽ đi an ủi sếp nhưng chiều theo cái sai của sếp. Trái lại, người biết điều sẽ hẹn gặp riêng sếp để hỏi rõ nguyên nhân và trình bày vấn đề một cách nhẹ nhàng lịch sự và góp ý mang tính xây dựng. 

Chúng ta biết điều, biết đối đãi không đồng nghĩa với việc chúng ta phải đáp ứng và làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu bất kỳ ai lợi dụng sự biết điều của chúng ta để đưa ra những yêu cầu quá đáng, chúng ta nên thẳng thắn nói không. Nhất là đối với sinh viên, thường sẽ có tâm lý chịu thiệt và nhún nhường để đổi những ngày tháng yên ổn ở nơi làm việc. Nhưng đừng quên rằng, mặc dù còn non trẻ nhưng tất cả đều là đồng nghiệp của nhau, chúng ta cũng cần được tôn trọng. Nên thay vì có những mối quan hệ vụ lợi, chèn ép hãy thật sự tìm kiếm những tấm lòng chân thành.

Ngoài ra, hãy tự hỏi bản thân chúng ta có muốn làm những điều đó hay không. Hãy nghĩ đến cảm nhận và lợi ích của bản thân mình, đừng nên “biết điều sai lệch” bạn nhé!

— HR Insider —

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng

Tại sao có những người luôn được sếp ưu ái, tạo cơ hội thăng tiến nhưng có những người thì không? Bí quyết nằm hết ở 4 điều sau!

thăng tiến trong công việc - HR Insider

Có câu nói nổi tiếng như sau: Một người lính mà không muốn trở thành một vị tướng thì không phải là một người lính giỏi. Quả đúng thật. Ở nơi làm việc, ai cũng muốn được lãnh đạo trọng dụng vì sau khi được sếp để ý đến thì thăng tiến trong công việc là điều một sớm một chiều. Nhưng không ai sinh ra đã hợp nhau, cũng không ai có đặc quyền được may mắn hơn những người khác. Sở dĩ một người có thể vươn lên và được lãnh đạo công nhận, trọng dụng dễ dàng, không phải ngẫu nhiên mà anh ta được thế đâu. Tất cả đều có bí quyết cả.

Vậy, kiểu cấp dưới nào được lãnh đạo trọng dụng nhất? Hãy cùng điểm qua nhé.

Nhân viên ý thức rõ về thời gian

Tính chuyên nghiệp của một người được thể hiện ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như kiến ​​thức chuyên môn phong phú, kỹ năng kinh doanh thành thạo, khái niệm thời gian tốt, v.v. Trong số đó, quan niệm về thời gian là một trong những phẩm chất nghề nghiệp cơ bản nhất và quan trọng nhất. Nó được phản ánh trong tất cả các khía cạnh của công việc, xác định bước đầu tiên của một người đến nơi làm việc và cũng xác định từng bước người đó thực hiện trong tương lai.

Trong quá trình quản lý nhân viên, nhiều công ty mong muốn nhân viên đi làm và tan ca đúng giờ theo quy định của công ty và hoàn thành các công việc mà lãnh đạo yêu cầu trong thời gian quy định. Là cấp dưới, nếu bạn luôn đi làm muộn và không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định, tôi tin rằng không một người lãnh đạo nào thích kiểu cấp dưới như thế này và việc bạn bị sa thải cũng chỉ là vấn đề thời gian.

Cấp dưới được các nhà lãnh đạo trọng dụng nhiều nhất thường có ý thức về thời gian. Làm việc chăm chỉ hàng ngày, hoàn thành công việc lãnh đạo giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng, không nhây deadline là những phẩm chất tốt của một nhân viên ưu tú và một người thành công. Làm sao người lãnh đạo lại có thể không tạo cơ hội thăng tiến trong công việc những người cấp dưới có tâm lý đúng giờ cơ chứ.

Nhân viên có khả năng thực thi mạnh mẽ

Trong quân đội có một câu nói: Nếu có 10 điểm thì chiến lược ba điểm, thực thi bảy điểm. Cái gọi là thực thi là khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt được mục tiêu với chất lượng và số lượng. Đối với cá nhân, thực thi là hiện thân của phong cách làm việc. Không có sự thực thi thì không có khả năng cạnh tranh.

Vì vậy, nhân viên giỏi luôn là nhân viên có tính thực thi mạnh. Lãnh đạo cực kì thích nhân viên mình thực thi ngay và luôn, chỉ cần giao việc là làm ngay, không nói nhảm hay bàn lui. Trong công việc, khi nhận nhiệm vụ khó, họ sẽ thực hiện ngay, không tìm lý do để trốn tránh rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Mỗi khi người sếp bố trí công việc thì trong thời gian ngắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc cũng đặc biệt cao.

Vì vậy, trong công việc, bạn phải nâng cao khả năng thực thi của mình, cho phép bản thân phát triển nhanh chóng và đạt kết quả tốt hơn, để có thể nhận được sự công nhận và trọng dụng của lãnh đạo. Và nếu có được sự công nhận của cấp trên, việc bạn thăng tiến trong công việc là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Nhân viên biết cách giữ thể diện cho sếp và dám chịu trách nhiệm

Ở nơi làm việc, một số người cảm thấy rằng họ thường có mối quan hệ tốt với lãnh đạo và là những người bạn tốt. Nên họ thường nói những gì họ thích, mặc cho cảm xúc của sếp như thế nào. Tuy nhiên, đây là điều tối kỵ trong việc hòa hợp với các nhà lãnh đạo.

Cho dù mối quan hệ của bạn với người lãnh đạo có tốt đến đâu, bạn vẫn phải cẩn thận trong một số trường hợp và cho người lãnh đạo của bạn chút thể diện.

Điều tiếp theo đó là dám chịu trách nhiệm. Tinh thần dám chịu trách nhiệm là sức mạnh thay đổi mọi thứ, có thể thay đổi trạng thái làm việc của một người từ bình thường trở nên xuất sắc và nổi bật. Nó cũng có thể giúp một người giành được sự tin tưởng và tôn trọng của người khác, từ đó củng cố các mối quan hệ trước giờ vốn mong manh. Quan trọng hơn, nó có thể khiến một người trở thành khách mời của những cơ hội tốt, từ đó đảo ngược quỹ đạo sự nghiệp đang đi xuống của bạn thành đi lên và đi xa hơn.

Ở nơi làm việc ngày nay, các nhà lãnh đạo ngày càng đánh giá cao những nhân viên dám chịu trách nhiệm. Vì chỉ một người như vậy mới có thể cho người ta tin tưởng và dám giao mọi việc. Chỉ những người như vậy mới có tinh thần tiên phong và có thể mang lại lợi ích cho công ty. Vì vậy, ở nơi làm việc, muốn được lãnh đạo trọng dụng lại thì mình phải có trách nhiệm.

Một khi một cấp dưới bình thường sở hữu tinh thần này, khả năng của anh ta có thể được phát huy hết hoặc liên tục được khai thác và bồi dưỡng, sự nghiệp của chính anh ta có thể thăng tiến trong tương lai. Tóm lại, chỉ khi dám nhận trách nhiệm, chúng ta mới có thể được các nhà lãnh đạo sử dụng lại và có quyền chi phối hướng đi sự nghiệp của chính mình.

Nhân viên biết cách duy trì quyền lãnh đạo

Dù bạn đang ở công ty nào, là cấp dưới, bạn phải biết cách duy trì uy quyền của người lãnh đạo. Bạn biết đấy, người lãnh đạo dù hào phóng đến đâu cũng không thể dung thứ cho cấp dưới khinh thường uy tín của mình. Nếu bạn nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với lãnh đạo của mình, mặc dù trong lòng rất vui nhưng mối quan hệ của bạn với lãnh đạo có khả năng hoàn toàn tan vỡ.

Một khi mối quan hệ với người lãnh đạo rạn nứt, người lãnh đạo sẽ không còn trọng dụng bạn nữa, con đường sự nghiệp của bạn sẽ khó đi lên. Vì vậy, trước những người lãnh đạo, nhất là trước công chúng, quyền uy của người đứng đầu phải được duy trì. Ngay cả khi bạn có bất kỳ ý kiến ​​nào không đồng ý với người lãnh đạo, bạn nên trao đổi riêng với người lãnh đạo đó. Tuân theo sự chỉ huy của lãnh đạo và tuân theo mệnh lệnh, sự sắp xếp của lãnh đạo về mặt công việc, đừng nói về các nhà lãnh đạo hay chế nhạo các nhà lãnh đạo một cách tùy tiện giữa các đồng nghiệp là điều mà không phải nhân viên nào cũng làm được. Ngoài ra, khi góp ý với người lãnh đạo, chúng ta phải chú ý đến tình hình và duy trì quyền hạn của người lãnh đạo.

Khi bạn luôn biết cách duy trì uy quyền của người lãnh đạo, người lãnh đạo sẽ nhìn thấy điều đó và anh ta sẽ cảm nhận được lòng trung thành của bạn. Bằng cách này, sự tin tưởng của lãnh đạo đối với bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ được trọng dụng, thăng tiến trong công việc.

Tóm lại, người lãnh đạo thích sử dụng cấp dưới như thế nào đều có những tiêu chuẩn riêng trong đầu rồi. Việc của bạn là làm tốt những điều trên thì hai chữ thăng chức nằm trong tầm tay bạn.

HR Insider chia sẻ: Thay vì chạy theo và cố gắng chiều lòng cấp trên, sếp bự thì hãy dành thời gian để trau dồi kiến thức, chuyên môn của bản thân. Vì suy cho cùng, một nhân viên có giá trị mới là điều mà người lãnh đạo tài năng thực sự tìm kiếm. Nếu bạn chỉ giỏi nói mà không giỏi làm, thì chẳng khác nào cậu bé Pinocchio bằng gỗ, không sớm thì muộn cũng sẽ trở thành con rối trong tay người khác mà thôi. vì thế, nếu muốn sống cuộc đời của chính mình và tự hào về nó, hãy là người tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp, công ty.

— HR Insider/ Theo CafeF.vn —

Gen Z & văn hóa “thích thì nghỉ”: Đánh đồng hay thực trạng?

Gen Z – thế hệ trẻ đang chiếm sóng thị trường việc làm nhưng lại gây ra quá nhiều tranh cãi. Không bàn về tài năng, chỉ nói đến thái độ thì bạn nghĩ thế nào?

gen Z - HR Insider

Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1996 trở về sau) đang bắt đầu bước vào các môi trường làm việc khác nhau. Đây là thế hệ tiếp xúc với công nghệ và mạng xã hội từ rất sớm. Và gần đây, cũng trên chính mạng xã hội bắt đầu dấy lên những câu chuyện về gen Z và văn hóa “thích thì nghỉ”. Đi làm – nghỉ làm là việc chẳng mấy lạ. Nhưng nghỉ làm đột ngột, điện thoại không được, nhắn tin không phản hồi, không lời tạm biệt hoặc nghỉ không cần báo trước. Quá nhiều sự phàn nàn khiến chính các nhà tuyển dụng cũng không khỏi băn khoăn trước câu hỏi: Văn hóa nghỉ việc của gen Z là do chúng ta đánh đồng hay là thực trạng thực tế? 

Vì sao gen Z lại thường “thích thì nghỉ”? 

Gen Z “vào đời” với quá nhiều cơ hội việc làm 

Đó là điều không thể phủ nhận. Xã hội càng hiện đại, các ngành nghề càng phát triển, cơ hội việc làm cho người lao động càng nhiều. Đặc biệt là khi gen Z được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn rất nhiều so với các thế hệ trước (mà tiêu biểu nhất chính là ngoại ngữ và tin học). Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không ít và trào lưu start-up cũng nở rộ. Thời đại mà các bạn Z đang bước vào là một thế giới phẳng và mọi thứ đều có thể hội nhập. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn là cực kỳ lớn. 

Nhiều cánh cửa chào đón, “tỷ phú thời gian”, không áp lực về tài chính, không áp lực về gia đình nên “nhảy việc” liên tục với tần suất cao là điều dễ hiểu. Trong suy nghĩ của một người trẻ, họ muốn được tự do. Họ nghĩ rằng bản thân có nhiều thời gian và cơ hội để thử cho đến khi thực sự chọn được một nơi phù hợp. 

Chịu nhiều tác động từ mạng xã hội 

Bạn có nghĩ rằng mạnh xã hội thì cũng ảnh hưởng đến “văn hóa đi làm”? Hoàn toàn có thể. Mạng xã hội là nơi mà hàng ngàn hội nhóm “mọc” lên, hàng triệu người bày tỏ ý kiến. Tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng khiến thế hệ Z chịu sự chi phối về tư tưởng, suy nghĩ và cuối cùng là cách hành động. Những xu hướng được mạng xã hội tung hô như: Sống vì bản thân chứ đừng sống vì suy nghĩ hay ước muốn của người khác, hãy làm những điều mình thích, thanh xuân mỗi người chỉ được vài năm… nếu không được hiểu một cách thấu đáo, kín kẽ thì rất dễ gây nên những cách hành xử bồng bột và sai lầm. 

Gen Z cũng là thế hệ cực kỳ nhạy cảm về mặt cảm xúc. Chính vì được sống trong xã hội mà ý kiến cá nhân ngày càng được xem trọng và ai đang dần thoải mái bày tỏ cảm xúc cá nhân lên mạng xã hội nên gen Z rất nhạy cảm, thậm chí là dễ tổn thương. Những câu trách móc của cấp trên, sự khó chịu từ ánh mắt của đồng nghiệp (mà rất có thể là do các bạn đã quá nhạy cảm với vấn đề ấy), áp lực công việc quá nhiều ảnh hưởng đến những chuyến du lịch… Gen Z nếu không tìm được những người khiến họ có động lực và được truyền cảm hứng thì rất khó để phát huy bản thân hay gắn bó lâu dài. 

Nhưng đó không phải là thực trạng của cả một thế hệ 

Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về thái độ nghỉ việc “kém văn minh” của số lượng không nhỏ thuộc về gen Z. “Đi thưa” nhưng “về không gửi”. Có thể bạn nghĩ rằng hành động của mình không quá nghiêm trọng, song kỳ thực nó lại gây ra những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, cách hành xử ấy khiến bạn gần như không còn “cửa” để trở lại làm việc cùng môi trường ấy hay người quản lý ấy. 

Nhưng nói đi cũng nên nhìn lại. Có lẽ từ cương vị của những nhà tuyển dụng, nếu liên tục gặp phải những trường hợp như thế, chúng ta cũng nên một lần nhìn lại những lý do khác. Văn hóa làm việc không phù hợp? Sự kết nối với nhân viên mới chưa tốt? Hay các bạn trẻ đang gặp vấn đề với người quản lý trực tiếp – mà thường là những quản lý cấp giữa? 

Và quan trọng hơn, không nên đánh đồng cả một thế hệ bởi gen Z suy cho cùng vẫn đang cho thấy họ là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Các bạn có tư duy của một thế hệ hội nhập cả trong và ngoài nước. Các bạn có những suy nghĩ riêng và không ngại tìm cách thể thực hiện những suy nghĩ hoặc ý tưởng đó. Các bạn ngày càng trở nên bản lĩnh, đa năng, dám nghĩ dám làm và độ tuổi thành công cũng vì thế mà ngày càng trẻ hóa. Thế nên, gen Z không đáng bị đánh đồng với văn hóa nghỉ việc kém văn minh. Ở thế hệ nào cũng sẽ có những cá nhân thế này và những cá nhân thế khác. Điều quan trọng vẫn là chúng ta nhìn thấy được thực trạng, hiểu được một phần nguyên nhân từ cả 2 phía và khắc phục. 

Chẳng hạn với thế hệ gen Z, trước khi thành công bài học lớn nhất là thành nhân. Trước khi học văn bài học đầu tiên là học lễ. Ứng xử văn minh, có kỷ luật và có trách nhiệm là tôn trọng người tuyển dụng, công ty, đồng nghiệp và tôn trọng chính uy tín của bản thân bạn. Đối với người tuyển dụng, có lẽ cần cân nhắc và xem xét lại về việc tăng tính kết nối để không tạo khoảng cách, nhất là khoảng cách thế hệ với những nhân viên mới như gen Z.

— HR Insider —